Trên thị trường hiện nay có nhiều mặt hàng kinh doanh đủ các loại, tuy nhiên không phải mặt hàng nào cũng có nhãn mác rõ ràng. Các mặt hàng là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hay hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ ngày càng nhiều cùng với sự phát triển của xã hội, đây là một trong những vấn đề gây bức xúc trong đời sống của xã hội.
Bởi hành vi này ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm giảm niềm tin của người tiêu dùng với sự minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất. Vậy thế nào là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ? Pháp luật quy định mức xử phạt hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ như thế nào? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của Luật sư X để làm rõ vấn đề trên nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Thương mại 2005
- Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
- Thông tư số 05/2018/TT-BCT Thông tư quy định về xuất xứ hàng hóa
Xử phạt hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ
Hàng hóa không rõ nguồn gốc và xuất xứ là những hàng hóa không xác định rõ ràng; nguồn gốc của nước sản xuất hàng hóa hoặc không xác định được vùng lãnh thổ sản xuất hàng hóa đó. Các mặt hàng này sẽ không thể hiển được nơi sản xuất trên bao bì hoặc nhãn sản phẩm.
Khái niệm xuất xứ hàng hóa
Pháp luật hiện hành không có khái niệm cụ thể thế nào là “hàng hóa; không rõ nguồn gốc, xuất xứ”. Tuy nhiên, vấn đề xuất xứ hàng hóa được quy định rõ tại Khoản 14 Điều 3 Luật Thương mại 2005
“14. Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất; ra toàn bộ hàng hoá; hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp; có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.”
và hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP; ngày 08 tháng 3 năm 2018; của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;
“Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất; ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp; có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.”
Như vậy, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể hiểu là hàng hóa; không xác định được nguồn gốc của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra toàn bộ hàng hóa; hoặc nơi thực hiện các công đoạn chế biến, sản xuất cuối cùng đối với hàng hóa có nhiều nước; hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa.
Các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu và phân phối thương mại sản phẩm; thì phải có các chứng từ, hóa đơn chứng minh hàng hóa rõ nguồn gốc xuất xứ, trên bao bì sản phẩm; cũng phải ghi nhận các thông tin đầy đủ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Vì vậy, trường hợp kinh doanh hàng hóa; mà khi có kiểm tra, đơn vị không xuất được các chứng từ, hóa đơn chứng minh hàng hóa; không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 185/2013/NĐ-CP; và Nghị định 124/2015/NĐ-CP tùy thuộc vào giá trị hàng hóa thì sẽ bị xử phạt các mức khác nhau.
Mức xử phạt cho hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ
Hàng hóa không thể hiện xuất xứ sẽ bị xử phạt tùy trường hợp
Hàng hóa nhập khẩu vào nước ta khi không có xuất xứ rõ ràng; sẽ bị xử phạt tùy theo trường hợp và mức độ, cụ thể:
- Khi hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ, không thể hiện được nhãn gốc; hoặc không thể hiện đầy đủ nội dung hàng hóa theo đúng quy định thì cơ quan Hải quan; sẽ không áp dụng xử phạt. Tuy nhiên, chủ của hàng hóa, sản phẩm đó cần phải bổ sung nhãn phụ rõ ràng; trước khi hàng hóa được bày bán trên thị trường.
- Hàng hóa nhập khẩu bị khai sai; xuất xứ: Mức xử phạt theo mức độ vi phạm; và xử phạt hành chính, cưỡng chế thi hành các quyết định; hành chính theo Nghị định Chính phủ đưa ra.
- Trong trường hợp hàng hóa đó khai sai hoặc cố ý không khai; tên hàng, số lượng, chủng loại, chất lượng, trọng lượng, trị giá, xuất xứ, thuế xuất hay hàng hóa; đó xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế sẽ bị xử phạt theo quy định do Chính phủ ban hành.
Hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ và mức xử phạt cụ thể
Đối với các doanh nghiệp phân phối thương mại các sản phẩm hay kinh doanh xuất nhập khẩu thì hàng hóa cần có đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh được nơi xuất xứ của hàng hóa. Nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa trên các sản phẩm này cần được chứng minh bằng cách ghi các đầy đủ thông tin về sản phẩm và nơi xuất xứ trên bao bì.
Do đó, khi hàng hóa do doanh nghiệp nhập khẩu mà không có hóa đơn, chứng từ chứng minh được hàng hóa đó có xuất xứ và nguồn gốc ra sao sẽ bị xử phạt theo đúng quy định về hàng chính tùy theo số lượng và giá trị hàng hóa.
Theo Nghị định của Chính phủ năm 185/2013 tại Điều 21 nêu rõ mức xử phạt như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với những hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1 triệu đồng với số tiền phạt từ 200.000 đến 400.000 đồng.
- Với trường hợp kinh doanh hàng hóa không có xuất xứ; và nguồn gốc: Các bao bì, nhãn mặt hàng, sản phẩm có chữ viết, hình ảnh, hình vẽ, biểu tượng, dấu hiệu hay thông tin; khác sai sự thật, khiến chủ quyền quốc gia nhầm lẫn, ảnh hưởng đến truyền thống lịch sử; hoặc nguy hại đến đạo sức lối sống, bản sắc văn hóa, trận tự an toàn xã hội; hay đoàn kết dân tộc sẽ bị xử phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng; với hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
Bên cạnh đó, ngoài hình thức xử phạt bằng tiền, các trường hợp; bị phạm sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu các phương tiện; là máy móc, công cụ hay một số vật khác được các đối tượng; đó sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm nêu trên; hoặc với hành vi vi phạm quy định sẽ tịch thu các tang vật.
Còn nếu đối tượng vi phạm là người có dấu hiệu tội phạm; buôn bán hàng hóa qua biên giới hoặc vào nội địa từ khu phi thuế hải quan; hay ngược lại trái luật hàng hóa, ngoại tệ, tiền Việt Nam, đá quý; hay kim khí quý thì sẽ bị truy tố, khởi tố điều tra theo đúng quy định. Các cá nhân này sẽ nhận về tội buôn lậu; và chấp nhận mức án phạt cao nhất là 15 năm tù còn là pháp nhân thì sẽ không được hoạt động vĩnh viễn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Xử phạt hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hồ sơ trích lục bản đồ địa chính tìm hiểu về; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu nhận xét của chi ủy đối với Đảng viên mới
- Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng mới nhất
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm có mẫu như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có giá trị có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay buôn bán và được lưu thông trên thị trường, có sẵn trên thị trường.
Hàng hóa xuất xứ thuần túy
Các mặt hàng được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc do lãnh thổ, vùng lãnh thổ hoặc nhóm nước sản xuất toàn bộ theo quy định cho bộ luật do Chính phủ ban hành như: Các sản phẩm được sản xuất từ cây trồng hoặc cây trồng được trồng, thu hoạch tại nhóm nước, nước hay vùng lãnh thổ đó; Các động vật trong nhóm nước, nước hay vùng lãnh thổ được sinh sống, sinh ra và lớn lên tại các khu vực này.
Các mặt hàng có xuất xứ không thuần túy
Hàng hóa không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nhóm nước, một nước hay một vùng lãnh thổ hay còn coi là có xuất xứ không thuần túy khi hàng hóa đó đáp ứng được các tiêu chuẩn do Bộ Công Thương quy định thuộc Danh mục quy tắc.
Theo quy định 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã nêu rõ, các hàng hóa xuất khẩu do Việt Nam sản xuất sang các nước lân cận quanh khu vực cần có đầy đủ xuất xứ và nhãn hàng hóa trên sản phẩm khi làm thủ tục.
Trong trường hợp, hàng hóa không có xuất xứ rõ ràng trên sản phẩm như nước sản xuất, nơi sản xuất nhưng được cơ quan Hải quan giải quyết cho các mặt hàng đó hưởng các thuế suất ưu đãi đặc biệt thì hàng hóa đó tuy không có nguồn gốc, nhưng vẫn sẽ được nhập khẩu vào nước ta. Hiện nay, hàng hóa nhập không không có nhãn mác và xuất xứ cũng là một căn cứ pháp lý để Nghị định số 99 năm 2011 của Chính phủ và Luật bảo vệ người tiêu dùng thực hiện xử lý.