Xử phạt hành vi xả nước thải sinh hoạt năm 2023 như thế nào?

bởi Gia Vượng
Xử phạt hành vi xả nước thải sinh hoạt năm 2023 như thế nào?

Ô nhiễm môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường gây ra nhiều ảnh hưởng đến khí hậu và sức khỏe con người. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, trong đó hành vi xả nước thải sinh hoạt bừa bãi ra môi trường diễn ra khá phổ biến. Pháp luật đã quy định những chế tài đối với hành vi vi phạm này để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động bảo vệ môi trường. Chi tiết mức xử phạt hành vi xả nước thải sinh hoạt năm 2023 như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là nguồn nước được thải ra từ những hoạt động thường ngày của con người như nấu nướng, giặt giũ, sản xuất,… và chủ yếu được bắt nguồn từ các hộ gia đình, cơ quan, bệnh viện, trường học, khu đô thị, nhà máy sản xuất,…

Nước thải sinh hoạt bị đánh giá là có nồng độ ô nhiễm cao, chứa nhiều chất bẩn độc hại, thuốc trừ sâu, hóa chất, virus, vi khuẩn, tạp chất hữu cơ… Do đó, nếu nước thải sinh hoạt không được thông qua hệ thống xử lý tiêu chuẩn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người cũng như môi trường xung quanh.

Thành phần nước thải sinh hoạt

Trong nước thải sinh hoạt có chứa nhiều thành phần khác nhau, bao gồm 52% các chất hữu cơ hòa tan (Thông qua các chỉ tiêu BOD5/COD) và 48% các chất vô cơ (Nitơ, photpho).

Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt cũng có những sinh vật gây bệnh cho con người cùng các độc tố của chúng như virus gây bệnh tả, vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ, E.coli, vi khuẩn gây bệnh thương hàn…

Xử phạt hành vi xả nước thải sinh hoạt năm 2023 như thế nào?
Xử phạt hành vi xả nước thải sinh hoạt năm 2023 như thế nào?
  • Độ kiềm: Đây là môi trường đệm giữ độ pH trung tính của nước thải sinh hoạt trong suốt quá trình xử lý sinh hóa.
  • BOD (Oxy sinh hóa): Được dùng để xác định lượng chất bị phân hủy sinh hóa trong nước thải, thường được xác định sau 5 ngày ở nhiệt độ 200 độ C. BOD5 có ở trong nước thải sinh hoạt thường nằm ở trong khoảng 100-300mg/l.
  • COD (Oxy hóa học): Được dùng để xác định lượng chất bị oxy hóa trong nước thải. COD thường ở mức 200-500mg/l.
  • Hợp chất có chứa Nitơ: Số lượng cũng như loại hợp chất Nitơ sẽ thay đổi đối với mỗi loại nước thải sinh hoạt khác nhau.
  • Các chất khí hòa tan: Đây là những chất khí có thể hòa tan ở trong nước thải sinh hoạt.
  • Photpho: Đây là nhân tố cần thiết cho hoạt động sinh hóa, hàm lượng photpho ở trong nước thải sinh hoạt thường nằm trong khoảng 6-20mg/l
  • Độ pH: Đây là một trong những cách nhanh nhất để xác định tính axit của nước thải. Nồng độ pH ở trong nước thải sinh hoạt thường ở trong khoảng 1-14, nước thải sinh hoạt được coi là xử lý hiệu quả khi có nồng độ pH trong mức 6-9 hoặc tối ưu trong khoảng 6,5-8.
  • Các chất rắn: Đa số các chất gây ô nhiễm ở trong nước thải đều được xem là chất rắn.
  • Nước: Là thành phần cấu tạo chính ở trong nước thải, trong một số trường hợp nước có thể chiếm tới 99,5% – 99,9%.

Tác hại nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt khi không được thông qua hệ thống xử lý mà xả trực tiếp ra bên ngoài môi trường sẽ gây ra những tác hại vô cùng nguy hiểm đến môi trường và con người.

  • Ảnh hưởng tới môi trường đất: Nước thải sinh hoạt khi ngấm vào đất sẽ làm thay đổi các thành phần trong đất, gây hại cho các loài cây trồng trên vùng đất ô nhiễm, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng cũng như hàm lượng dinh dưỡng của các loài cây.

Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt ô nhiễm khi ngấm vào trong lòng đất cũng sẽ ngấm vào mạch nước ngầm. Những người sử dụng nguồn nước ngầm cũng sẽ dễ mắc các bệnh liên quan tới đường ruột, đường tiêu hóa…

  • Ảnh hưởng tới môi trường không khí: Biểu hiện của ảnh hưởng này là qua những mùi hôi bất thường. Mùi hôi càng nồng nặc sẽ khiến cho thời tiết càng trở nên nóng bức. Điều này sẽ khiến cho sức khỏe của con người bị hao mòn, tuổi thọ giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh phổi, đường hô hấp.
  • Ảnh hưởng tới những nguồn nước khác: Các thành phần độc hại trong nước thải sinh hoạt sẽ hòa lẫn vào với nhiều nguồn nước khác. Từ đó làm thay đổi hàm lượng và cấu trúc của các chất có ở trong nguồn nước. Nếu chúng ta sử dụng ngược lại nguồn nước này sẽ vô cùng nguy hại.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Khi con người sử dụng nguồn nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm về lâu về dài sẽ dẫn tới một số bệnh về đường ruột, viêm da, viêm hô hấp, ung thư, ngộ độc, kiết lị, biến đổi gen,…

Xử phạt hành vi xả nước thải sinh hoạt năm 2023 như thế nào?

Khi xả nước thải sinh hoạt cần phải xả đúng nơi quy định. Nếu việc xả nước thải sinh hoạt ảnh hưởng đến việc đi lại, đến các công trình giao thông khác và làm mất vệ sinh chung thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau

Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung;

b) Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung;

c) Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư;

d) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng;

đ) Lấy, vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;

e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.

Như vậy căn cứ vào quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hành vi xả nước thải sinh hoạt ra đường sẽ bị xử phạt từ 100.000-300.000 đồng.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật hành chính tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xử phạt hành vi xả nước thải sinh hoạt năm 2023 như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý tư vấn pháp lý về giải thể cty. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp:

Dùng hóa chất xử lý chất thải sinh hoạt như thế nào?

Phương pháp này được ứng dụng khá phổ biến hiện nay trong thực tế. Dựa vào phản ứng hóa học của chất thải cùng các thành phần hóa chất cho thêm vào mà sẽ loại bỏ được các loại vi khuẩn, virus, tạp chất hữu cơ,… để mang đến một nguồn nước chất lượng hơn.

Tính chất vật lý của chất thải sinh hoạt như thế nào?

Nhiệt độ: Phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết và môi trường sống.
Màu sắc: Nước thải sinh hoạt thường có màu đen hoặc màu nâu
Độ đục: Do những hạt lơ lửng cùng các chất hữu cơ phân hủy tạo ra. Nước càng đục thì có nghĩa là nước càng bẩn.
Mùi vị: Tùy vào khối lượng và đặc điểm chất gây ô nhiễm mà mùi nước thải ở mỗi khu vực sẽ là khác nhau.

Tính chất hóa học của chất thải sinh hoạt như thế nào?

Bao gồm tập hợp những vi sinh vật như tảo, nấm men, vi khuẩn, virus… có hại cho con người. Nếu không được xử lý trước khi xả thải ra bên ngoài môi trường, lượng nước thải sinh hoạt này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe của con người.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm