Nhu cầu người dân muốn sang thị trường nước ngoài xuất khẩu lao động ngày càng tăng cao. Song trong thực tế, không ít những trường hợp công dân Việt Nam xuất khẩu lao động chui trái phép gây ảnh hưởng đến quy định xuất nhập cảnh giữa các nước. Vậy xuất khẩu lao động chui trái phép bị xử phạt ra sao? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ đưa ra quy định về khung hình pháp lý xử phạt nghiêm đối với hành vi xuất khẩu lao động chui trái phép. Xin mời quý đọc giả đón xem!
Căn cứ pháp lý
- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
- Nghị định 95/2013/NĐ-CP
- Bộ luật Hình sự 2015
Các hình thức đi xuất khẩu ở nước ngoài
Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 quy định người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau:
– Hợp đồng ký với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Hợp đồng ký với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Hợp đồng theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề ký với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
– Hợp đồng cá nhân.
Theo đó, mọi trường hợp xuất khẩu lao động hợp pháp đều được thực hiện dưới hình thức hợp đồng.
Thế nào là xuất khẩu lao động chui?
Xuất khẩu lao động chui được hiểu là việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài không thông qua các công ty xuất khẩu lao động chính thống mà đi theo dạng vượt biên trái phép.
Vượt biên trái phép là việc công dân Việt Nam đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để đến quốc gia khác mà không thực hiện nghĩa vụ là phải qua các cửa khẩu, và làm thủ tục xuất cảnh theo khoản 2 Điều 5 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt nam 2019:
Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam
2. Công dân Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và pháp luật của nước đến khi ra nước ngoài;
b) Thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, gia hạn hộ chiếu, khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu theo quy định của Luật này;
c) Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để xuất cảnh, nhập cảnh;
d) Chấp hành yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc kiểm tra người, hành lý, giấy tờ xuất nhập cảnh khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Nộp lệ phí cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, vượt biên trái phép để đi xuất khẩu lao động chui là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Xuất khẩu lao động chui trái phép bị xử phạt ra sao?
Đối với hành vi xuất khẩu lao động chui trái phép về mức xử phạt sẽ được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt đối với vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại như sau:
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật;
Đồng thời, căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, đối với hành vi xuất khẩu lao động chui (hay còn gọi là vượt biên trái phép) thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm.
Xuất khẩu lao động chui trái phép bị xử phạt ra sao?
Môi giới xuất khẩu lao động chui bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Nếu lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài không đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 150 – 200 triệu đồng (điểm b khoản 3 Điều 34 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).
Trường hợp tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép sẽ có mức phạt tù cao nhất lên tới 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đối với 11 người trở lên;
– Thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên;
– Làm chết người.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm (Điều 349 Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13).
Đưa người lao động 17 tuổi đi xuất khẩu lao động được không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về việc đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài như sau:
“1.Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.”
Như vậy, nếu bạn đưa người lao động 17 tuổi đi xuất lao động là trái quy định pháp luật. Vì vậy, theo quy định pháp luật thì người lao động nước ngoài là người từ đủ 18 tuổi trở lên.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Chồng chết vợ có được hưởng bảo hiểm xã hội không?
- Quy định hiện hành các trường hợp không được bồi thường về đất
- Quy định dịch vụ công chứng tại nhà ở tphcm
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Xuất khẩu lao động chui trái phép bị xử phạt ra sao?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ công chứng tại nhà ở tphcm, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 11 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể như sau:
Hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại Mục 3 Chương V Nghị định này.
Theo đó người lao động đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng được hỗ trợ vay vốn khi:
– Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội.
– Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm.
Theo Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư;
– Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
– Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;
– Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Luật này;
– Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Có trang thông tin điện tử.
Căn cứ theo Điều 15 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định:
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Giấy phép được cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh thông tin, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đăng tải Giấy phép trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dịch vụ đặt trụ sở chính.
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Giấy phép được cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh thông tin, doanh nghiệp dịch vụ phải niêm yết công khai bản sao Giấy phép tại trụ sở chính và đăng tải Giấy phép trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.