Ý nghĩa các ký hiệu trên sổ đỏ

bởi Tú Uyên
Ý nghĩa các ký hiệu trên sổ đỏ

Chào Luật sư, tôi mới bắt đầu làm công việc mô giới nhà đất cách đây không lâu, nhưng tôi gặp một vấn đề đó là không biết rõ về những ký hiệu trên sổ đỏ nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhắm bắt thông tin. Luật sư cho tôi hỏi Ý nghĩa các ký hiệu trên sổ đỏ Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Ý nghĩa các ký hiệu trên sổ đỏ Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 75/2015/TT-BTNMT

Sổ đỏ, Sổ hồng là gì?

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ, Sổ hồng.

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại Giấy chứng nhận như:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới. Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 nêu rõ:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Ý nghĩa các ký hiệu trên sổ đỏ
Ý nghĩa các ký hiệu trên sổ đỏ

Điều kiện để được cấp Sổ đỏ là gì?

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận giữa các thửa đất có thể không giống nhau vì mỗi thửa đất có nguồn gốc, tình trạng sử dụng đất là khác nhau.

Căn cứ Điều 100, 101 Luật Đất đai 2013 và Điều 20, 21, 22, 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, điều kiện được cấp Giấy chứng nhận được chia thành 02 trường hợp.

Trường hợp 1: Có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Trường hợp 2: Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (đa số thửa đất mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng hiện chưa được cấp Giấy chứng nhận lần đầu đều thuộc trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất).

Mỗi trường hợp để được cấp Giấy chứng nhận cần đáp ứng những điều kiện khác nhau.

Ý nghĩa các ký hiệu trên sổ đỏ

Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 75/2015/TT-BTNMT, ký hiệu ONT có nghĩa là đất ở tại nông thôn, ODT có nghĩa là đất ở tại đô thị.

Sau đây là ý nghĩa của các ký hiệu thường gặp khác trên sổ đỏ:

– LUC: Đất chuyên trồng lúa nước.

– LUK: Đất trồng lúa nước còn lại.

– LUN: Đất trồng lúa nương.

– BHK: Đất bằng trồng cây hàng năm khác.

– NHK: Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.

– CLN: Đất trồng cây lâu năm.

– RSX: Đất rừng sản xuất.

– RPH: Đất rừng phòng hộ.

– RDD: Đất rừng đặc dụng.

– NTS: Đất nuôi trồng thủy sản.

– LMU: Đất làm muối.

– NKH: Đất nông nghiệp khác.

– TSC: Đất xây dựng trụ sở cơ quan.

– DTS: Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp.

– DVH: Đất xây dựng cơ sở văn hóa.

– DYT: Đất xây dựng cơ sở y tế.

– DGD: Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo.

– DTT: Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao.

– DKH: Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ.

– DXH: Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội.

– DNG: Đất xây dựng cơ sở ngoại giao.

– DSK: Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác.

– CQP: Đất quốc phòng.

– CAN: Đất an ninh.

– SKK: Đất khu công nghiệp.

– SKN: Đất cụm công nghiệp.

– SKT: Đất khu chế xuất.

– TMD: Đất thương mại, dịch vụ.

– SKC: Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

– SKS: Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản.

– SKX: Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

– DGT: Đất giao thông.

– DTL: Đất thủy lợi.

– DDT: Đất có di tích lịch sử – văn hóa.

– DDL: Đất có danh lam thắng cảnh.

– DSH: Đất sinh hoạt cộng đồng.

– DKV: Đất khu vui chơi, giải trí công cộng.

– DNL: Đất công trình năng lượng.

– DBV: Đất công trình bưu chính, viễn thông.

– DCH: Đất chợ.

– DRA: Đất bãi thải, xử lý chất thải.

– DCK: Đất công trình công cộng khác.

– TON: Đất cơ sở tôn giáo.

– TIN: Đất cơ sở tín ngưỡng.

– NTD: Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng.

– SON: Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối.

– MNC: Đất có mặt nước chuyên dùng.

– PNK: Đất phi nông nghiệp khác.

– BCS: Đất bằng chưa sử dụng.

– DCS: Đất đồi núi chưa sử dụng.

– NCS: Núi đá không có rừng cây.

Ngoài ra, tại Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT cũng quy định về cách ghi mục đích sử dụng đất (loại đất) trên giấy chứng nhận QSD đất như sau:

– Thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất cho một người sử dụng đất vào nhiều mục đích quy định tại Điểm a Khoản này thì phải ghi đầy đủ các mục đích đó.

– Trường hợp thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích mà trong đó đã xác định mục đích chính, mục đích phụ thì tiếp sau mục đích chính phải ghi “(là chính)”.

– Trường hợp thửa đất có nhiều người cùng sử dụng, có nhiều mục đích sử dụng khác nhau, trong đó mỗi người sử dụng đất vào một mục đích nhất định thì Giấy chứng nhận cấp cho từng người phải ghi mục đích sử dụng đất của người đó và ghi chú thích “thửa đất còn sử dụng vào mục đích… (ghi mục đích sử dụng đất khác còn lại) của người khác” vào điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận.

– Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà một phần diện tích được công nhận là đất ở và phần còn lại được công nhận sử dụng vào mục đích thuộc nhóm đất nông nghiệp thì lần lượt ghi “Đất ở” và diện tích được công nhận là đất ở kèm theo, tiếp theo ghi lần lượt từng mục đích sử dụng đất cụ thể thuộc nhóm đất nông nghiệp và diện tích kèm theo.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Ý nghĩa các ký hiệu trên sổ đỏ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là giá đền bù tài sản trên đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Thời gian cấp Sổ đỏ mất bao lâu?

Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian giải quyết được quy định như sau:
Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thời gian trên không tính các khoảng thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật; thời gian trưng cầu giám định.

Sổ đỏ có là tài sản không?

Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.
Theo đó, tài sản gồm 04 dạng là: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Tại Điều 115 Bộ luật này cũng giải thích quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Dù pháp luật không có điều khoản nào quy định hay giải thích cụ thể về thuộc tính của tài sản nhưng từ thực tiễn giải quyết, để trở thành tài sản phải có đủ các thuộc tính sau:
Con người có thể chiếm hữu được.
Đáp ứng nhu cầu tinh thần hoặc vật chất cho chủ thể.
Phải có thể trị giá được thành tiền và là đối tượng trong trao đổi tài sản.
Khi chúng không còn tồn tại thì quyền sở hữu bị chấm dứt (đối với đất là quyền sử dụng).
Giấy chứng nhận là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
Tóm lại, Giấy chứng nhận không phải là tài sản vì khi Giấy chứng nhận không tồn tại (bị cháy, hủy hoại,…) thì quyền sử dụng của người sử dụng đất không bị chấm dứt. Hay nói cách khác, Giấy chứng nhận là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Kết luận: Sổ đỏ, Sổ hồng thực chất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp. Trong phạm vi bài viết, tác giả nêu lên một số điều mà người dân cần nắm rõ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm