Ý nghĩa số căn cước công dân gắn chip là gì năm 2022?

bởi Minh Trang
Có phải làm lại CCCD không khi thay đổi nơi thường trú?

Hiện tại tôi đang sử dụng chứng minh nhân dân 9 số. Sắp tới tôi có nhu cầu đổi sang thẻ căn cước công dân có gắn chip, nhưng tôi vẫn chưa hiểu được vai trò của thẻ căn cước công dân nói trên cũng như ý nghĩa của dãy số trên đó. Tôi muốn biết 12 số trên thẻ căn cước công dân gắn chip có ý nghĩa như thế nào. Xin được giải đáp.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Căn cước công dân gắn chip là gì?

  • Trước kia, theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định: “Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam”.
  • Đến năm 2015 khi Luật căn cước công dân 2014 được có hiệu lực thì xuất hiện thêm một loại thẻ đó là căn cước công dân và được quy định tại khoản 1, Điều 3 của Nghị định như sau:”Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này”.
  • Nhìn chung về bản chất thì CMND và CCCD giống nhau, là loại giấy tờ pháp lý chứng minh nhân thân. Tuy nhiên có những điểm khác nhau là hạn sử dụng, hạn của CMND là 15 năm. Với thẻ CCCD, sau lần cấp mới, mọi người phải đi đổi vào các năm 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Sau 60 tuổi công dân không cần đổi.
  • Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân gắn chip tại Quyết định 1368/QĐ-TTg và sẽ bắt đầu được thi hành từ tháng 1/2021.
  • Theo đó, thẻ căn cước gắn chip hay thẻ căn cước điện tử (e-ID) là một loại thẻ có thể xem là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau. Mặc dù chức năng của thẻ khá nhiều, nhưng kích thước của e-ID vẫn giống như một thẻ ATM với một điểm trên thẻ là điểm kết nối kim loại để đọc dữ liệu hoặc không cần điểm tiếp xúc nhờ ứng dụng công nghệ nhận diện qua sóng vô tuyến (RFID).
  • Thẻ căn cước công dân gắn chip có thể nằm trong cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI), lưu trữ chứng nhận điện tử được mã hóa do nhà cung cấp PKI phát hành, cùng hàng loạt thông tin liên quan. Ngoài ra thì thẻ cũng có thể cung cấp khả năng xác thực hai hoặc ba bước nếu được tích hợp dữ liệu nhận diện sinh trắc học.

Thẻ căn cước công dân gắn chip có vai trò gì?

  • Thực tế cho thấy, hiện nay trên thế giới đã có gần 70 quốc gia sử dụng loại thẻ căn cước này bởi những tiện ích sau đây:

1. Tăng độ bảo mật, có thể lưu trữ được nhiều thông tin hơn, tích hợp thêm các thông tin khác như bảo hiểm, bằng lái xe… Điều này là một phần trong xu thế phát triển của các quốc gia trên thế giới hiện nay, bởi khi tham gia vào bất kỳ một thủ tục hành chính nào, bạn cũng chỉ cần dùng một tấm thẻ căn cước công dân thay cho nhiều loại giấy tờ như trước kia;

2. Con chip trong thẻ căn cước công dân có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học nên sẽ cho phép xác thực đảm bảo một cách chính xác danh tính công dân. Bên cạnh đó, căn cước công dân gắn chip cũng sẽ chứa đựng đầy đủ các thông tin như lý lịch gia đình, các thông tin cá nhân được lưu trữ trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Từ đó có thể ứng dụng vào các khía cạnh như: chữ ký số, khóa bảo mật, mật khẩu một lần,… Công dân có thể yên tâm hơn vì thông tin chủ thẻ sẽ được bảo đảm an toàn một cách tối ưu nhất;

3. Mã QR góc trên thẻ căn cước công dân giúp bạn thuận tiện hơn trong việc nhận dạng, tiết kiệm thời gian so với quy trình đọc hoặc gõ thủ công dãy số định danh như trước kia.

  • Có thể thấy, lợi ích và hiệu quả của việc làm thẻ căn cước công dân là rất rõ ràng khi công dân được đảm bảo quyền lợi về căn cước công dân, được phục vụ giao dịch cá nhân nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí, công sức đi lại. Cùng với đó, công dân sẽ được sử dụng những dịch vụ công tối ưu nhất, được kết nối, khai thác thông tin, độ tin cậy cao; minh bạch hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian trả kết quả của các dịch vụ hành chính công.

Công dân xin cấp căn cước công dân gắn chip ở đâu?

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định rằng:

  • Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
  • Đồng thời, tại Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cụ thể như sau:

Nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.

2. Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an bố trí nơi thu nhận và trực tiếp tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.

  • Theo đó, công dân có thể yêu cầu cấp căn cước công dân gắn chip tại nơi thường trú hoặc tạm trú.
Ý nghĩa số căn cước công dân
Ý nghĩa số căn cước công dân

Ý nghĩa số căn cước công dân gắn chip

  • Trên mỗi thẻ căn cước công dân tích hợp chip mới đều chứa một dãy số có 12 chữ số. Dãy số này được gọi là số định danh, mỗi cụm chữ số đều có những ý nghĩa khác nhau.

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP như sau:

  • Điều 13. Cấu trúc số định danh cá nhân

+ Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.

Điều 4 Thông tư 59/2021/TT-BCA cũng có quy định:

  • Điều 4. Mã số trong số định danh cá nhân

1. Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Cụ thể:

  • 3 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh: sinh có các mã từ 001 đến 0096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Công dân khai sinh ở Hà Nội có mã 001, TP. Hồ Chí Minh có mã 079,…
  • 1 chữ số tiếp theo là mã thế kỷ và mã giới tính của công dân, được quy ước như sau:

+ Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;

+ Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;

+ Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;

+ Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;

+ Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.;

  • 2 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân;
  • 6 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.

Ví dụ: 

  • Số căn cước công dân là: 037153000257 thì: 037 là mã tỉnh Ninh Bình; 1 thể hiện giới tính Nữ, sinh tại thế kỷ 20; 53 thể hiện công dân sinh năm 1953; 000257 là dãy số ngẫu nhiên.
  • Như vậy, dựa vào những thông tin trên đây, hi vọng bạn có thể phần nào hiểu được vai trò của thẻ căn cước công dân cũng như ý nghĩa của dãy số định danh, từ đó đối chiếu và hiểu được ý nghĩa của dãy số trên thẻ căn cước công dân của chính mình.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Ý nghĩa số căn cước công dân”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề: Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, đơn xác nhận độc thân, xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM,  dịch vụ thám tử, đăng ký lại khai sinh, quy định tạm ngừng kinh doanh, công ty tạm ngưng kinh doanh, mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hônn, tạm ngừng kinh doanh, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh, giấy tờ khai sinh cho con … hãy liên hệ 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Khi làm thẻ căn cước công dân cần mang theo gì?

Trường hợp bạn chuyển đổi từ chứng minh thư sang làm thẻ căn cước công dân thì bạn cần mang theo giấy tờ sau:
– CMND đã được cấp, sổ hộ khẩu.
– Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp căn cước công dân gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong sổ hộ khẩu hoặc trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trường hợp đổi từ căn cước công dân mã vạch qua căn cước công dân gắn chíp thì bạn cần mang theo các giấy tờ sau:
– Căn cước công dân mã vạch đã được cấp.
– Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp căn cước công dân gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Lợi ích khi sử dụng căn cước công dân gắn chip là gì?

Lợi ích đối với người dân:
– Thông tin cá nhân được bảo mật cao.
– Thẻ CCCD gắn chip điện tử được gắn 1 con chip điện tử có kích thước nhỏ giống như trên thẻ ATM. Chip điện tử sử dụng trên thẻ CCCD tuân thủ quy định bảo mật của thế giới và Việt Nam; trên chip có thực hiện ký số, do vậy khó làm giả, bảo đảm độ tin cậy trong thực hiện các giao dịch. 
– Ngoài ra chip có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học (như dấu vân tay); cho phép xác thực bảo đảm chính xác con người. Khi sử dụng thẻ CCCD gắn chip người dân có thể hoàn toàn yên tâm bởi thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác; giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ; bảo đảm an toàn bảo mật nhất là trong các giao dịch tài chính.
– Tránh giả mạo giấy tờ.
– Thẻ CCCD gắn chip có mức độ bảo mật cao và được tích hợp công nghệ đặc biệt; áp dụng sinh trắc học để quản lý khiến cho việc giả mạo giấy tờ rất khó. Ngoài 1 con chip điện tử, thẻ còn kết hợp mã QR code để thuận lợi trong việc kiểm tra kiểm soát thông tin. 
– Tích hợp được nhiều loại giấy tờ khác nhau.
– Một trong những ưu điểm lớn của thẻ CCCD gắn chip được đánh giá cao đó là thẻ có thể tích hợp được hơn 30 loại giấy tờ khác nhau như: giấy phép lái xe; thẻ bảo hiểm y tế; sổ BHXH; sổ hộ khẩu; tạm trú tạm vắng…
– Tạo thuận lợi khi lưu trú tại nước ngoài
– Trước đây khi người dân chỉ sử dụng chứng minh nhân dân 9 số hay thẻ CCCD mã vạch; việc check thông tin tại nước ngoài hay ký hợp đồng quốc tế đều phải làm rất nhiều các thủ tục để xác nhận. Do trên những thẻ này chỉ in tiếng Việt.
– Trên thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử được in song ngữ, gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh rất thuận lợi.
Lợi ích của cơ quan quản lý
– Hạn chế các giấy tờ, thủ tục hành chính
– Rút ngắn quy trình làm việc, tiết kiệm chi phí, nguồn lực thực hiện. 
– Dễ dàng kiểm tra giám sát thông tin của người dân
– Hạn chế tối đa được việc giả mạo giấy tờ, góp phần giảm thiểu các hành vi phạm tội.
– Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được phát triển, bảo đảm chất lượng, đồng bộ, chính xác, đầy đủ, kịp thời; 
– Thông tin được xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
– Triển khai áp dụng thẻ CCCD gắn chip điện tử góp phần tích cực vào việc đổi mới cách thức quản lý hiện đại. Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin về dân cư vững vàng phù hợp với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế – xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm