5 điều cần biết về bảo vệ bí mật công ty tránh rủi ro pháp lý

bởi Thanh Thủy
5 điều cần biết về bảo vệ bí mật công ty tránh rủi ro pháp lý

Các đối thủ cạnh tranh thường tìm ra cách thức để tiếp cận những bí mật kinh doanh; theo nhiều cách khác nhau (như mua chuộc hay thuê lại các nhân viên chủ chốt,…). Một công ty thành công phải chú ý đến việc bảo vệ tài sản; và thông tin bí mật của mình. Vậy cần làm gì để bảo vệ bí mật công ty?. Bạn hãy tham khảo ngay bài viết; ” 5 điều cần biết về bảo vệ bí mật công ty tránh rủi ro pháp lý” của Luật sư X nhé.

Câu hỏi: Chào Luật sư, hiện nay tôi đang có ý định mở một công ty tư nhân; tuy nhiên tôi vẫn chưa biết rõ lắm về việc bảo vệ bí mật công ty để tránh rủi ro pháp lý; vậy luật sư có thể cho tôi một vài lời khuyên được không ạ?.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn hãy tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật lao động 2019

Bí mật công ty là gì?

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt; để đáp ứng nhu cầu và mong muốn mới ngày càng gia tăng của khách hàng; hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng; cần phải tạo ra các loại hàng hóa và dịch vụ mới hoặc cải tiến. Đối với một doanh nghiệp đang hoạt động hay một doanh nghiệp mới; muốn tồn tại, phát triển và đứng vững trong môi trường này, cần phải có đủ năng lực; tự tạo ra hay tiếp nhận được các thông tin hữu ích cần thiết để tạo ra và cung cấp các hàng hóa; và dịch vụ mới hoặc cải tiến ra thị trường.

Những thông tin hữu ích như vậy chính là “bí mật kinh doanh”; (hay còn được gọi là “bí mật thương mại”). Các đối thủ cạnh tranh thường tìm ra cách thức để tiếp cận những thông tin này; theo cách dễ dàng, chẳng hạn như mua chuộc; hay chỉ là thuê lại các nhân viên chủ chốt của bạn – những người đã tạo ra; hoặc được phép tiếp cận những thông tin bí mật và hữu ích; mà đang mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.

5 điều cần biết về bảo vệ bí mật công ty tránh rủi ro pháp lý
5 điều cần biết về bảo vệ bí mật công ty tránh rủi ro pháp lý

Làm thế nào để bảo vệ bí mật công ty tránh rủi ro pháp lý?

Để ngăn chặn sự suy giảm hay mất đi lợi thế cạnh tranh do những thông tin này đem lại; một công ty thành công phải bảo vệ tài sản hay thông tin bí mật của mình. Quá trình quản lý và bảo hộ bí mật kinh doanh phải tuân theo một quy trình nhất định.

Thỏa thuận nội dung bảo vệ bí mật công ty khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh

Căn cứ khoản 2 điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019; khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản; với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh; bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.

Các bên nên thỏa thuận thêm về phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh và các nội dung khác

Căn cứ khoản 2 điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh; bí mật công nghệ có thể gồm những nội dung chủ yếu sau:

– Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

– Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

– Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

– Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

– Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động; người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

– Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.

Đưa ra các chế tài phạt đối với người lao động tiết lộ bí mật công ty

Căn cứ khoản 2 điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019; người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh; bí mật công ty, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản; lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc; được quy định trong nội quy lao động; thì người sử dụng lao động được quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

Yêu cầu bồi thương thiệt hại khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận về bảo vệ bí mật công ty

Căn cứ điểm a khoản 3 điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH; khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công ty; thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động; bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm; trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động; thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại; quy định tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động năm 2019.

khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh; bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền; yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm; sau khi chấm dứt hợp đồng lao động; thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.

Xây dựng chính sách an ninh thông tin, bao gồm chính sách bảo vệ bí mật công ty

Chính sách an ninh thông tin bao gồm các hệ thống và quy trình; được thiết kế nhằm bảo vệ các tài sản thông tin nhằm tránh bộc lộ những thông tin đó; cho bất kỳ người hoặc tổ chức nào mà không có quyền truy cập thông tin đó; đặc biệt là thông tin được coi là nhạy cảm; độc quyền, bí mật hoặc được phân loại (như trong lĩnh vực quốc phòng).

Giáo dục tất cả nhân viên về các vấn đề liên quan đến an ninh thông tin. Tất cả các nhân viên phải biết rằng họ đã hiểu chính sách; và rằng họ đồng ý tuân thủ chính sách đó. Nhắc lại chính sách đó một cách định kì.

Nhắc nhở và kí thỏa thuận với nhân viên không được bộc lộ bí mật kinh doanh; cho cá nhân hoặc tổ chức không được phép biết; và tuân thủ các thủ tục an ninh bằng cách thông báo, các bản ghi nhớ, e-mail, bản tin,…

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “5 điều cần biết về bảo vệ bí mật công ty tránh rủi ro pháp lý”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Đối tượng của hợp đồng thương mại; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật công ty thì công ty có được quyền thỏa thuận nội dung bảo vệ bí mật không?

Căn cứ khoản 2 điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019, khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.

 Người lao động tiết lộ bí mật công ty có thể bị sa thải đúng không?

Căn cứ khoản 2 điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động thì người sử dụng lao động được quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

Người lao động vi phạm thỏa thuận về bảo vệ bí mật công ty có thể bị yêu cầu bồi thường thiệt hại không?

Căn cứ điểm a khoản 3 điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động năm 2019.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm