Trên thực tế có một vài trường hợp vợ/ chồng từ chối nhận tài sản như từ chối nhận di sản thừa kế khi vợ/ chồng mất, từ chối nhận tài sản khi vợ chồng ly hôn,… Để từ chối tài sản vợ chồng một cách hợp pháp thì vợ/chồng cần viết giấy từ chối tài sản vợ chồng. Pháp luật hiện nay có quy định về việc từ chối nhận tài sản và một số vấn đề liên quan. Nếu bạn đang có nhu cầu làm giấy từ chối tài sản vợ chồng nhưng không biết cách viết như thế nào, hãy tham khảo Mẫu giấy từ chối tài sản vợ chồng chuẩn theo quy định dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Tài sản chung vợ chồng là gì?
Tài sản chung vợ chồng hiện nay pháp luật không có định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì tài sản chung vợ, chồng bao gồm:
– Tài sản do vợ, chồng tạo ra;
– Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh;
– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng. Trong đó, theo Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP:
- Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.
- Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.
– Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân gồm các khoản nêu tại Điều 9 Nghị định 126/2014 gồm:
- Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ khoản trợ cấp, ưu đãi vợ hoặc chồng nhận được về ưu đãi người có công hoặc gắn với nhân thân của người đó.
- Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.
- Thu nhập hợp pháp khác.
– Quyền sử dụng đất vợ, chồng có được sau khi kết hôn trừ trường hợp vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Đặc biệt: Nếu không có căn cứ để chứng minh tài sản vợ chồng đang tranh chấp là tài sản riêng thì đây sẽ được coi là tài sản chung.
Có thể hiểu, tài sản chung vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của cả hai vợ, chồng và được dùng để phục vụ nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ, chồng.
Đây cũng là quy định được nêu Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.“
Do đó, tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ, chồng sẽ do vợ, chồng tự thỏa thuận với nhau về việc sử dụng vào mục đích gì và cả hai vợ, chồng đều có quyền bình đẳng sử dụng, định đoạt tài sản chung này.
Từ chối tài sản vợ chồng là gì?
Việc Từ chối tài sản thường được đề cập đến trong lĩnh vực thừa kế và hôn nhân và gia đình:
– Từ chối tài sản là di sản thừa kế thì chính là hình thức của từ chối nhận di sản thừa kế. Theo đó, căn cứ Điều 620 Bộ luật Dân sự thì từ chối nhận di sản thừa kế là quyền của người thừa kế trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người khác.
– Từ chối tài sản vợ chồng là văn bản thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng mà trong đó hai vợ chồng thoả thuận về tài sản là tài sản chung của một trong hai người, người còn lại sẽ không có quyền sở hữu tài sản đó. Hay nói cách khác, đây chính là văn bản xác định tài sản riêng của vợ chồng.
Như vậy, giấy Từ chối tài sản được hiểu là văn bản thể hiện việc từ chối/không nhận đó là tài sản của mình. Việc Từ chối tài sản là cách gọi thông thường của việc từ chối di sản thừa kế (tài sản là di sản thừa kế) hoặc của việc thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng mà trong đó một người không nhận tài sản là của mình.
Từ chối tài sản có cần phải công chứng không?
– Từ chối di sản thừa kế: Khoản 2 Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.“
Theo đó, quy định này không bắt buộc việc từ chối di sản thừa kế phải được công chứng hoặc chứng thực mà chỉ cần lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, người thừa kế, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để những người này biết là được.
– Thoả thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng: Theo Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì văn bản về việc thoả thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực. Do đó, việc từ chối tài sản trong trường hợp này phải được công chứng hoặc chứng thục và được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Do đó, có thể thấy, tuỳ vào từng trường hợp từ chối tài sản vợ chồng mà bắt buộc văn bản khước từ phải được công chứng hoặc chứng thực không. Đồng nghĩa, không phải bất kỳ văn bản từ chối tài sản nào cũng phải công chứng hoặc chứng thực.
Mẫu giấy từ chối tài sản vợ chồng
Biểu mẫu giấy từ chối tài sản thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để sử dụng khác nhau. Dưới đây là hai trong số các văn bản về giấy từ chối tài sản:
- Mẫu giấy từ chối tài sản thừa kế
Hướng dẫn cách ghi mẫu đơn từ chối di sản thừa kế
Cách ghi các mục đánh dấu trong mẫu văn bản từ chối di sản thừa kế như sau:
(1) Mục “Tại”: Đây là địa chỉ nơi lập Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Có thể là nhà riêng của người yêu cầu, hoặc có thể tại trụ sở Văn phòng/Phòng công chứng
(2) Mục “chúng tôi gồm”: Mục này nếu người từ chối nhận di sản thừa kế là một người thì chỉ ghi là “tôi là…” kèm tên, năm sinh, số CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân kèm ngày tháng và cơ quan cấp, hộ khẩu thường trú…
Nếu có từ hai người từ chối di sản thừa kế trở lên thì viết “chúng tôi gồm…” ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại…
(3) Mục “Là…” ghi mối quan hệ giữa người từ chối nhận di sản thừa kế và người để lại di sản thừa kế.
(4) Ghi thông tin của người để lại di sản thừa kế. Căn cứ theo Giấy chứng tử, trích lục khai tử để khai ngày tháng năm người để lại di sản chết, ngày cấp của các giấy tờ nêu trên…
(5) Mục này liệt kê đầy đủ số tài sản mà người từ chối nhận di sản thừa kế được hưởng. Tài sản phải là những loại có giấy tờ sở hữu, có đăng ký quyền sở hữu như: Xe ô tô, xe máy, sổ tiết kiệm, quyền sử dụng đất và nhà ở…
Nên ghi đầy đủ thông tin như trên Giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất … để xác định chính xác tài sản đó là tài sản nào.
- Giấy từ chối tài sản vợ chồng
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về các vấn đề pháp lý, đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy từ chối tài sản vợ chồng chuẩn theo quy định năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tải mẫu hợp đồng thuê nhà Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định điều kiện người thừa kế được quyền từ chối nhận di sản:
– Việc từ chối nhận di sản không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
– Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, người thừa kế khác và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản.
– Văn bản từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản
Căn cứ quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC thì chi phí công chứng văn bản từ chối nhận di sản có thể phát sinh bao gồm:
– Phí công chứng văn bản từ chối nhận di sản: 20 nghìn đồng/trường hợp;
– Thù lao công chứng (nếu có): là khoản tiền phải trả khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng;
– Chi phí khác phát sinh (nếu có).