Xin chào Luật sư. Hiện nay tôi đang tìm hiểu về ngành luật, và có thắc mắc mong được luật sư hỗ trợ giải đáp. Cụ thể là tôi tìm hiểu thì được biết rằng trong nguồn chứng cứ thì vật chứng có vai trò, ý nghĩa quan trọng để chứng minh, làm sáng tỏ hành vi của người phạm tôi để quá trình xét xử, tuyên án đúng người, đúng tôi và đúng pháp luật. Tôi muốn hỏi rằng quy định về chuyển vật chứng trong vụ án hình sự như thế nào? Khi thực hiện giao nhận vật chứng của vụ án hình sự cho bên cơ quan thì hành án thì sẽ được thực hiện tại đâu và thủ tục giao nhận vật chứng này được diễn ra như thế nào? Mong được luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn, hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều điều hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định về chuyển vật chứng trong vụ án hình sự như thế nào?
Thủ tục giao nhận vật chứng giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ trưởng Bộ Công an Bộ Quốc phòng ban hành, cụ thể như sau:
– Vật chứng đi kèm hồ sơ vụ án là vật chứng được đánh số bút lục đưa vào hồ sơ vụ án và được chuyển giao cùng hồ sơ vụ án;
– Đối với vật chứng không đi kèm hồ sơ vụ án thì khi ra quyết định truy tố, Viện kiểm sát ra quyết định chuyển vật chứng đến cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp nơi Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án. Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chuyển vật chứng của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các thủ tục bàn giao vật chứng cho cơ quan thi hành án dân sự theo quyết định chuyển vật chứng của Viện kiểm sát; sau khi giao nhận vật chứng, Cơ quan điều tra chuyển biên bản giao nhận cùng các tài liệu có liên quan đến việc giao nhận vật chứng cho Viện kiểm sát để đưa vào hồ sơ vụ án.Vật chứng đi kèm hồ sơ vụ án là vật chứng được đánh số bút lục đưa vào hồ sơ vụ án và được chuyển giao cùng hồ sơ vụ án;
Việc giao nhận vật chứng vụ án hình sự cho cơ quan thi hành án dân sự được thực hiện tại đâu?
Căn cứ Điều 122 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về việc giao nhận vật chứng như sau:
Chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ kèm theo bản án, quyết định
1. Vật chứng, tài sản tạm giữ trong bản án, quyết định hình sự do yêu cầu phục vụ việc xét xử mà chưa được chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự trong giai đoạn truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự tại thời điểm Toà án chuyển giao bản án, quyết định.
2. Việc giao, nhận vật chứng, tài sản tạm giữ được tiến hành tại kho của cơ quan thi hành án dân sự. Bên giao có trách nhiệm vận chuyển vật chứng, tài sản tạm giữ đến kho của cơ quan thi hành án dân sự.
Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ không thể vận chuyển, di dời về bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự thì địa điểm giao nhận vật chứng, tài sản tạm giữ là nơi đang gửi, giữ hoặc nơi đang có tài sản.
3. Việc tiếp nhận tài sản phải có sự tham gia đầy đủ của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự uỷ quyền, thủ kho, kế toán
Theo đó, việc giao nhận vật chứng của vụ án hình sự cho cơ quan thi hành án dân sự được thực hiện tại kho của cơ quan thi hành án. Bên giao có trách nhiệm vận chuyển vật chứng, tài sản tạm giữ đến kho của cơ quan thi hành án dân sự.
Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ không thể vận chuyển, di dời về bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự thì địa điểm giao nhận vật chứng, tài sản tạm giữ là nơi đang gửi, giữ hoặc nơi đang có tài sản.
Khi giao nhận vật chứng của vụ án hình sự cần tiến hành theo thủ tục như thế nào?
Căn cứ Điều 123 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về thủ tục giao nhận vật chứng như vụ án hình sự như sau:
Thủ tục tiếp nhận vật chứng, tài sản tạm giữ
Việc tiếp nhận vật chứng, tài sản tạm giữ được tiến hành theo thủ tục sau đây:
1. Thủ kho có trách nhiệm trực tiếp nhận, kiểm tra hiện trạng vật chứng, tài sản tạm giữ và nhập kho thi hành án. Việc giao nhận vật chứng, tài sản tạm giữ phải được lập biên bản ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm giao nhận; số lượng, chủng loại, hiện trạng của từng loại vật chứng, tài sản tạm giữ, có so sánh với biên bản thu giữ ban đầu của cơ quan Công an hoặc Toà án. Cơ quan thi hành án dân sự chỉ tiếp nhận tài sản đủ và đúng với hiện trạng ghi trong biên bản thu giữ ban đầu. Trong trường hợp vật chứng, tài sản tạm giữ giao, nhận đã bị thay đổi so với biên bản thu giữ ban đầu thì Thủ trưởng cơ quan bên giao, bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, kết luận và cơ quan thi hành án dân sự chỉ nhận khi đã được các cơ quan có thẩm quyền làm rõ về những thay đổi đó.
Biên bản giao, nhận vật chứng, tài sản tạm giữ phải có chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên nhận, chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên giao, nếu có.
…
Như vậy, khi giao nhận vật chứng thì thủ kho cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm trực tiếp nhận, kiểm tra hiện trạng vật chứng, tài sản tạm giữ và nhập kho thi hành án.
Việc giao nhận vật chứng, tài sản tạm giữ phải được lập biên bản ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm giao nhận; số lượng, chủng loại, hiện trạng của từng loại vật chứng, tài sản tạm giữ, có so sánh với biên bản thu giữ ban đầu của cơ quan Công an hoặc Toà án.
Cơ quan thi hành án dân sự chỉ tiếp nhận tài sản đủ và đúng với hiện trạng ghi trong biên bản thu giữ ban đầu.
Trong trường hợp vật chứng, tài sản tạm giữ giao, nhận đã bị thay đổi so với biên bản thu giữ ban đầu thì Thủ trưởng cơ quan bên giao, bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, kết luận và cơ quan thi hành án dân sự chỉ nhận khi đã được các cơ quan có thẩm quyền làm rõ về những thay đổi đó.
Biên bản giao, nhận vật chứng, tài sản tạm giữ phải có chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên nhận, chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên giao, nếu có.
Vật chứng trong vụ án hình sự đã có quyết định tịch thu, sung quỹ nhà nước thì cơ quan thi hành án phải gửi thông báo đến cơ quan tài chính trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 124 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về việc tịch thu, sung công quỹ đối với vật chứng như sau:
Xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước
1. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ mà bản án, quyết định tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản và tiến hành giao vật chứng, tài sản tạm giữ đó cho cơ quan tài chính cùng cấp. Đối với tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước do cơ quan thi hành án cấp quân khu thi hành thì chuyển cho cơ quan tài chính cấp tỉnh nơi cơ quan thi hành án cấp quân khu có trụ sở.
Chi phí xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước do cơ quan tài chính nơi nhận vật chứng, tài sản tạm giữ chi trả theo quy định của pháp luật.
…
Đối với vật chứng đã có quyết định tịch thu, sung quỹ nhà nước thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản và tiến hành giao vật chứng, tài sản tạm giữ đó cho cơ quan tài chính cùng cấp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thi hành án
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục chứng minh căn nhà duy nhất năm 2023
- Thẩm quyền tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính
- Thành phần Hội đồng tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định về chuyển vật chứng trong vụ án hình sự chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật hình sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Quy định về chuyển vật chứng trong vụ án hình sự như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền tiền hiện nay, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì khi tiến hành tố tụng hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc ra quyết định xử lý vật chứng.
Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì theo đó, vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng. Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại vật chứng của vụ án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
– Trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của luật.
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự, vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh, có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản theo quy định của pháp luật.