Tổ chức tín dụng bị thu hồi giấy phép trong trường hợp nào 2023

bởi Bảo Nhi
Tổ chức tín dụng bị thu hồi giấy phép trong trường hợp nào 2023

Trước khi được thành lập và đi vào hoạt động, đã có rất nhiều những tổ chức tín dụng phải được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét những điều kiện của doanh nghiệp và cấp giấy phép hoạt động tổ chức tín dụng cho các doanh nghiệp đó. Mặc dù vậy, nếu như xét thấy có trường hợp nào thuộc quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì Ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện các thủ tục thu hồi Giấy phép. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tổ chức tín dụng bị thu hồi giấy phép trong trường hợp nào” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Tổ chức tín dụng bị thu hồi giấy phép trong trường hợp nào

Căn cứ tại Điều 28 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định các trường hợp Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng, như sau:

“Điều 28. Thu hồi Giấy phép

1. Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp trong các trường hợp sau đây:

a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép;

b) Tổ chức tín dụng bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản;

c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép;

d) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động;

đ) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;

e) Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng trong trường hợp tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng bị giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức đó đặt trụ sở chính thu hồi Giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động.

2. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép đã cấp trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Tổ chức bị thu hồi Giấy phép phải chấm dứt ngay các hoạt động kinh doanh kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực thi hành.

4. Quyết định thu hồi Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.”

Những thay đổi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận

Căn cứ tại Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định về những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, như sau:

“Điều 29. Những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện các thủ tục thay đổi một trong những nội dung sau đây:

a) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tín dụng; tên, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Tên, địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng;

d) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;

đ) Chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến cổ đông lớn trở thành cổ đông thường và ngược lại;

e) Tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá 01 ngày làm việc, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do nguyên nhân bất khả kháng;

g) Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài.

2. Trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với thay đổi quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này; có văn bản chấp thuận thay đổi quy định tại các điểm c, đ, e và g khoản 1 Điều này; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận thay đổi thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

3. Việc thay đổi mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

4. Khi được chấp thuận thay đổi một hoặc một số nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải:

a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tín dụng phù hợp với thay đổi đã được chấp thuận và đăng ký điều lệ đã sửa đổi, bổ sung tại Ngân hàng Nhà nước;

b) Đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Công bố nội dung thay đổi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này trên các phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước và một tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.”

Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép của các tổ chức tín dụng bị thu hồi giấy phép

Tổ chức tín dụng bị thu hồi giấy phép trong trường hợp nào 2023
Tổ chức tín dụng bị thu hồi giấy phép trong trường hợp nào 2023

     Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị thu hồi Giấy phép thực hiện theo quy định tại điều 8 thông tư 24/2017/TT-NHNN quy định về trình tự thủ tục thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của các tổ chức tín dụng như sau: 

Bước 1. Thành lập Hội đồng thanh lý, Tổ giám sát thanh lý

     Căn cứ kết luận thanh tra hoặc kết quả hoạt động giám sát ngân hàng về việc thu hồi Giấy phép tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền về chủ trương giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng xem xét, trình Thống đốc có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thanh lý tài sản; thành lập Hội đồng thanh lý, Tổ giám sát thanh lý. 

Bước 2. Thanh lý tài sản. 

  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thanh lý, Hội đồng thanh lý có văn bản báo cáo kết quả thanh lý và đề nghị kết thúc thanh lý gửi Tổ giám sát thanh lý, Ủy ban nhân dân, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với tỉnh, thành phố không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng. Trường hợp có thì gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng thanh lý, Tổ giám sát thanh lý có văn bản báo cáo kết quả thanh lý và đề nghị kết thúc thanh lý gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đối với tỉnh, thành phố có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng;
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Tổ giám sát thanh lý, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản đề xuất Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng kết quả thanh lý và đề nghị kết thúc thanh lý

Bước 3. Thu hồi Giấy phép

     – Trường hợp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Tổ giám sát thanh lý hoặc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với tỉnh, thành phố không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng xem xét, trình Thống đốc:

  • Có quyết định kết thúc thanh lý và quyết định thu hồi Giấy phép đối với trường hợp đã thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản; hoặc
  • Có quyết định kết thúc thanh lý để thực hiện các thủ tục phá sản đối với trường hợp không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ. Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; hoặc
  • Có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo, giải trình các vấn đề cần làm rõ liên quan đến quá trình thanh lý tài sản. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, giải trình, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng xem xét, trình Thống đốc để có một trong hai quyết định trên.

    – Trường hợp trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Tổ giám sát thanh lý hoặc trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với tỉnh, thành phố không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước có quyết định hoặc văn bản như trên.

     Tổ chức bị thu hồi Giấy phép phải chấm dứt ngay các hoạt động kinh doanh kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực thi hành. Quyết định thu hồi Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tổ chức tín dụng bị thu hồi giấy phép trong trường hợp nào” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến mục đích sử dụng đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Sử dụng Giấy phép như thế nào?

Theo Điều 27 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định về sử dụng Giấy phép của tổ chức tín dụng như sau:
“Điều 27. Sử dụng Giấy phép
1. Tổ chức được cấp Giấy phép phải sử dụng đúng tên và hoạt động đúng nội dung quy định trong Giấy phép.
2. Tổ chức được cấp Giấy phép không được tẩy xóa, mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép.”

Tại sao Tổ chức phát hành không đi vay ngân hàng mà lựa chọn phát hành trái phiếu?

Khác với khoản vay, trái phiếu là một loại chứng khoán có thể chuyển nhượng được. Vì vậy, khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp có khả năng huy động vốn rộng hơn từ các nhà đầu tư phi ngân hàng như cá nhân, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, doanh nghiệp… Do vậy, việc phát hành trái phiếu nếu được thực hiện một cách đúng đắn sẽ giúp giảm áp lực tín dụng lên các ngân hàng thương mại, đồng thời tạo thêm sản phẩm đầu tư cho thị trường tài chính. Trái phiếu phù hợp với việc thực hiện các dự án đầu tư cho doanh nghiệp được nhận tiền một lần thay vì nhiều lần như tín dụng. Ngoài ra, phát hành trái phiếu giúp tăng độ nhận diện của doanh nghiệp trên thị trường tài chính.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm