Ngày nay với nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, cùng với đó là tình hình tội phạm cũng ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất nguy hiểm. Theo đó, pháp luật quy định trong một số trường hợp nhà nước sẽ cho phép những đối tượng khi thực hiện nhiệm vụ có thể sử dụng vũ khí quân dụng trong quá trình thi hành công vụ. Vậy quy định pháp luật về nguyên tắc khi sử dụng vũ khí quân dụng như thế nào? Những đối tượng nào sẽ được trang bị vũ khí quân dụng và các trường hợp nào được nổ súng quân dụng không cần cảnh báo? Hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017
Vũ khí quân dụng là gì?
Cụm từ vũ khí đã xuất hiện rất nhiều trong đời sống xã hội và khoản 1, Điều 3 của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định vũ khí chính là những thiết bị, phương tiện hoặc tổ chức những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
Theo đó, vũ khí quân dụng sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau, cụ thể:
Một, vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:
– Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
– Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;
– Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;
– Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí;
Hai, vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để thi hành công vụ.
Việc sử dụng vũ khí quân dụng cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về nguyên tắc và các trường hợp được nổ súng. Việc quy định này là phù hợp với tính chất và mức độ gây nguy hiểm của những loại vũ khí quân dụng. Và bất kỳ chủ thể nào đều phải tuân thủ theo quy định, trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc khi sử dụng vũ khí quân dụng
Căn cứ Điều 22 của Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định cá nhân, tổ chức khi thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, việc sử dụng vũ khí quân dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc phòng.
Trường hợp khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân thủ theo nguyên tắc sau đây:
– Phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc sử dụng vũ khí quân dụng;
– Chỉ sử dụng vũ khí quân dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc sử dụng vũ khí quân dụng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được sử dụng ngay;
– Không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
– Trong mọi trường hợp, người sử dụng vũ khí quân dụng phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra.
Lưu ý: Đối với trường hợp thực hiện nhiệm vụ độc lập, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân thủ theo quy định nêu trên và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân thủ theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền. Người ra mệnh lệnh phải tuân thủ quy định trên và các trường được nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bảo đảm an ninh, trật tự, quy định khác của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Người được giao sử dụng vũ khí quân dụng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng vũ khí quân dụng đã tuân thủ theo quy định nêu trên, trường hợp sử dụng vũ khí quân dụng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng vũ khí quân dụng để xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Những đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng?
Tại Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có quy định về đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng như sau:
Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng
1. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng bao gồm:
a) Quân đội nhân dân;
b) Dân quân tự vệ;
c) Cảnh sát biển;
d) Công an nhân dân;
đ) Cơ yếu;
e) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
g) Kiểm lâm, Kiểm ngư;
h) An ninh hàng không;
i) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Như vậy, những đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng bao gồm:
– Quân đội nhân dân;
– Dân quân tự vệ;
– Cảnh sát biển;
– Công an nhân dân;
– Cơ yếu;
– Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm lâm, Kiểm ngư;
– An ninh hàng không;
– Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.
Các trường hợp được nổ súng quân dụng không cần cảnh báo?
Theo khoản 2 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 các trường hợp người thi hành công vụ được nổ súng quân dụng không cần cảnh báo bao gồm:
– Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó;
– Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ;
– Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
– Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác;
– Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;
– Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mang vũ khí vào sân vận động bị tội gì?
- Mang vũ khí nào để tự vệ mà không vi phạm pháp luật
- Mang vũ khí tự chế bên người có vi phạm pháp luật không?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nguyên tắc khi sử dụng vũ khí quân dụng như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như Thủ tục đăng ký quân sự tạm vắng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;
c) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;
d) Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có trách nhiệm sau đây:
a) Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định;
b) Khi mang vũ khí, công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy chứng nhận, giấy phép sử dụng;
c) Bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng;
d) Bàn giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và giấy phép cho người có trách nhiệm quản lý, bảo quản theo đúng quy định sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được giao.
Tại khoản 1 Điều 10 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định: Vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trang bị cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;
b) Vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng;
c) Không thuộc đối tượng được trang bị theo quy định của Luật này.