Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau. Để được hưởng chế độ ốm đau thì người lao động phải phối hợp cùng với doanh nghiệp nộp hồ sơ đúng thời hạn luật định. Nếu vượt quá thời hạn thì đơn vị sử dụng lao động phải có văn bản giải trình về lý do chậm nộp kèm theo hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ ốm đau. Vậy theo quy định, Công văn giải trình nộp chậm hồ sơ ốm đau hiện nay là mẫu nào? Chậm nộp hồ sơ ốm đau thì có được hưởng chế độ không? Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau là bao lâu? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Luật sư X giải đáp thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé.
Căn cứ pháp lý
Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau là bao lâu?
Căn cứ Khoản 1; Khoản 2 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội…“
Theo đó, trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động phải nộp hồ sơ cho công ty. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ hưởng chế độ ốm đau nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội để được tiến hành giải quyết.
Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định như đã nêu trên thì đơn vị sử dụng lao động phải có văn bản giải trình về lý do chậm nộp kèm theo hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động.
Chậm nộp hồ sơ ốm đau thì có được hưởng chế độ không?
Theo Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản như sau:
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ gồm: Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, tại Điều 116 Luật này trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102 thì phải giải trình bằng văn bản.
Như vậy, trường hợp NLĐ nộp trễ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau hơn 9 tháng thì vẫn có thể được giải quyết chế độ nếu khi giải trình với cơ quan BHXH mà được chấp nhận.
Do đó, đơn vị bạn có thể thực hiện nộp hồ sơ trong đó, có ghi lý do nộp muộn. Nếu được cơ quan BHXH đồng ý thì sẽ được giải quyết.
Mẫu Công văn giải trình nộp chậm hồ sơ ốm đau
TÊN DOANH NGHIỆP – Số:…/…. V/v: Giải trình chậm nộp hồ sơ BHXH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ….., ngày…tháng…năm… |
Kính gửi: BHXH …………………
Tên công ty: …………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở: ………………………………………………………
Giấy CNĐKDN số: …..….. do Sở Kế hoạch đầu tư … cấp ngày…tháng… năm….
Hotline:…………………… Số Fax/email (nếu có): ………………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà ……………………………
Sinh năm:………….… Chức vụ:…………………….……………
Căn cứ đại diện:………………………………………………………
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………..
Nơi cư trú hiện tại: …………………………………………………
Số điện thoại liên hệ: …………………………………………………
(Tên doanh nghiệp) xin giải trình với Quý cơ quan về việc chậm nộp hồ sơ BHXH như sau:
Lý do doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ BHXH: …………………………….…………………………………………………………………………………
Đính kèm theo công văn này là các giấy tờ, căn cứ chứng minh cho lý do chậm nộp hồ sơ BHXH là hợp pháp để được BHXH……. xem xét, giải quyết:
– ………………………………………………………………………
– ………………………………………………………………………
Trên đây là toàn bộ phần giải trình về việc chậm nộp hồ sơ BHXH của …………………….. (Tên doanh). Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin, giấy tờ là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Kính đề nghị BHXH ……… xem xét và giải quyết./.
Nơi nhận: – Như trên; – Lưu VT | TM. DOANH NGHIỆP GIÁM ĐỐC (ký tên) |
Tải về Mẫu Công văn giải trình nộp chậm hồ sơ ốm đau
Bạn có thể tham khảo và Tải về Mẫu Công văn giải trình nộp chậm hồ sơ ốm đau tại đây:
Hướng dẫn soạn thảo mẫu công văn giải trình nộp chậm hồ sơ ốm đau
Công văn giải trình làm chế độ ốm đau muộn như trên sẽ do đơn vị sử dụng lao động lập và gửi kèm hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi công ty có trụ sở.
Cách điền mẫu công văn giải trình làm ốm đau muộn như sau:
- Góc trên cùng, bên trái của danh sách ghi rõ tên đơn vị, mã số đơn vị đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, mã số công văn.
- Góc trên cùng, bên phải ghi địa điểm, ngày, tháng, năm lập công văn.
- Phần kính gửi, cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận công văn là cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi đơn vị có trụ sở.
- Phần căn cứ:
Ghi các căn cứ là các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội và giải quyết chế độ ốm đau còn hiệu lực tại thời điểm giải quyết chế độ, bao gồm:
- Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014;
- Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
- Và các căn cứ khác như công văn, quyết định có liên quan đến việc giải quyết chế độ ốm đau của cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Phần thông tin đơn vị: Điền đúng, chính xác thông tin về tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên hệ.
- Về hạn cuối nộp hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau theo đúng quy định pháp luật: đơn vị ghi ngày, tháng, năm sau 55 kể từ ngày người lao động quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ ốm.
- Phần doanh nghiệp giải trình lý do làm chế độ ốm đau muộn: doanh nghiệp có thể ghi lý do như trong mẫu công văn trình bày phía bên trên hoặc nêu lý do thực tế của doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.
- Phần cuối cùng: Ban lãnh đạo đơn vị và quản lý nhân sự ký và ghi rõ họ tên.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Công văn giải trình nộp chậm hồ sơ ốm đau chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Công văn giải trình nộp chậm hồ sơ ốm đau”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về dịch vụ thám tử theo dõi điện thoại. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Là đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bị ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT.
Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định nếu bạn đang tham gia bảo hiểm xã hội, thuộc đối tượng quy định như trên nhưng sẽ không được giải quyết chế độ nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội khi:
– Bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.
– Nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Thời gian hưởng chế độ nghỉ con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định.
Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.