Cách điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội trên dịch vụ công

bởi Hương Giang
Cách điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội trên dịch vụ công

Để thống nhất các khoản thu nhập từ tiền lương theo từng vùng, Nhà nước ta đã ban hành mức lương tối thiểu cho người lao động dựa trên điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương đó. Gần đây, mức lương tối thiểu vùng đã được thay đổi nên có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội. Vậy Cách điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội trên dịch vụ công như thế nào? Mức lương tối thiểu vùng đóng bảo hiểm xã hội hiện nay là bao nhiêu? Thời gian điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội trên dịch vụ công mất bao lâu? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Mức lương tối thiểu vùng đóng bảo hiểm xã hội hiện nay

Trên thực tế nhiều doanh nghiệp, đơn vị đóng BHXH cho NLĐ theo mức đóng tối thiểu. Do đó, khi mức lương tối thiểu vùng tăng người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải điều chỉnh tăng mức đóng BHXH cho người lao động do tăng mức đóng BHXH tối thiểu.  

Căn cứ theo quy định tại Điểm 2.6, Khoản 2, Điều 6, Quyết định 595/QĐ-BHXH về mức tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH được xác định như sau:

Mức tiền lương tháng đóng BHXH tối thiểu của NLĐ:

  • Làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện bình thường không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
  • Làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
  • Làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện bình thường.
  • Làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện bình thường.
Cách điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội trên dịch vụ công
Cách điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội trên dịch vụ công

Như vậy, mức tiền lương tháng đóng BHXH tối thiểu của từng đối tượng áp dụng từ ngày 01/7/2022 như sau:

VùngĐiều kiện bình thườngMôi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểmMôi trường đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Công việc giản đơn nhấtCông việc cần trình độ trung cấp, cao đẳng, đại họcCông việc giản đơn nhấtCông việc cần trình độ trung cấp, cao đẳng, đại họcCông việc giản đơn nhấtCông việc cần trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học
I4.680.0005.007.6004.914.0005.257.9805.007.6005.358.132
II4.160.0004.451.2004.368.0004.673.7604.451.2004.762.784
III3.640.0003.894.8003.822.0004.089.5403.894.8004.167.436
IV3.250.0003.477.5003.412.5003.651.3753.477.5003.720.925
Cách điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội trên dịch vụ công

Cách tính mức lương đóng bảo hiểm xã hội

Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = (Tiền lương/thu nhập làm căn cứ đóng BHXH x Mức điều chỉnh tương ứng x Số tháng đã tham gia theo từng giai đoạn) : Tổng số tháng đóng BHXH. 

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH=Tiền lương/thu nhập làm căn cứ đóng BHXHXMức điều chỉnh tương ứngXSố tháng đã tham gia theo từng giai đoạn:Tổng số tháng đóng BHXH
Cách điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội trên dịch vụ công

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH

Căn cứ theo thông tư số 01/2023/TT-BLĐTBXH ngày 03/01/2023 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo bảng hệ số trượt giá tính BHXH năm 2023 như sau:

– Đối với người đóng BHXH bắt buộc

NămTrước 199519951996199719981999200020012002200320042005200620072008
Mức điều chỉnh5,104,334,093,963,683,533,583,593,463,353,112,872,672,472,01
Năm20092010201120122013201420152016201720182019202020212022 
Mức điều chỉnh1,881,721,451,331,251,201,191,161,121,081,051,021,001,00 
Cách điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội trên dịch vụ công

– Đối với người đóng BHXH tự nguyện

Năm20082009201020112012201320142015
Mức điều chỉnh2,011,881,721,451,331,251,201,19
Năm2016201720182019202020212022 
Mức điều chỉnh1,161,121,081,051,021,001,00 
Cách điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội trên dịch vụ công

Cách tính làm tròn thời gian tham gia BHXH

Để thuận tiện cho việc tính toán số tiền hưởng BHXH 1 lần, hiện nay thời gian đóng BHXH của người lao động có tháng lẻ sẽ được làm tròn theo nguyên tắc sau:

  • Từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm = 0,5 năm
  • Từ 07 – 11 tháng được tính là một năm = 1 năm

Khi nào phải điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội?

Theo quy định tại STT 1.3 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về hồ sơ thông báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:

  • Trường hợp áp dụng:
  • Tăng mới lao động;
  • Báo giảm lao động đối với các trường hợp người lao động chuyển đi; nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;
  • Báo giảm do nghỉ hưởng chế độ BHXH (hưu trí, bảo lưu, ốm đau, thai sản);
  • Báo giảm do nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, ngừng việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
  • Điều chỉnh đóng BHXH (người lao động thay đổi tiền lương đóng BHXH).

Cách điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội trên dịch vụ công

Thành phần hồ sơ

Người lao động (NLĐ): NLĐ chưa có mã số BHXH (hoặc tra cứu không thấy mã số BHXH): Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

Đơn vị sử dụng lao động (Đơn vị SDLĐ):

– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT);

– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Trình tự thủ tục

Cách điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội trên dịch vụ công như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người lao động:

  • Trường hợp đã có mã số BHXH thì cung cấp mã số BHXH cho đơn vị;
  • Trường hợp chưa có mã số BHXH: lập Tờ khai TK1-TS.

Đơn vị sử dụng lao động lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:

  • Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia;
  • Qua Bưu chính;
  • Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3. Đơn vị nhận kết quả đã giải quyết.

Kết quả giải quyết hồ sơ báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại STT 1.3 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:

  • Trường hợp tăng, giảm lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Sổ bảo hiểm xã hội; thẻ bảo hiểm y tế
  • Trường hợp điều chỉnh tăng, giảm tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp : Cơ quan bảo hiểm xã hội ghi nhận kết quả vào cơ sở dữ liệu.

Thời gian điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội trên dịch vụ công mất bao lâu?

Đối với quy định về thời hạn thực hiện hồ sơ thông báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội, tại STT 1.3 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định rằng Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nận lao động, bệnh nghệ nghiệp và không quá 5 ngày đối với các trường hợp còn lại.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Cách điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội trên dịch vụ công” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về mẫu đơn xin tách thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội trên dịch vụ công gồm những gì?

Người lao động (NLĐ): NLĐ chưa có mã số BHXH (hoặc tra cứu không thấy mã số BHXH): Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
Đơn vị sử dụng lao động (Đơn vị SDLĐ):
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT);
– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Có mấy cách thức nộp hồ sơ để thực hiện điều chỉnh tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội?

Đơn vị sử dụng lao động lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:
– Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia;
– Qua Bưu chính;
– Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

Lương tối thiểu vùng ảnh hưởng như thế nào đến tiền đóng bảo hiểm?

Có thể thấy, lương tối thiểu vùng có ảnh hưởng trực tiếp đế mức tiền lương tối thiểu đóng BHXH hằng tháng. Khi lương tối thiểu vùng tăng, người lao động và người sử dụng lao động đang đóng bảo hiểm với mức lương thấp sẽ phải điều chỉnh tăng để đảm bảo cao hơn hoặc bằng mức tiền lương tối thiểu vùng mới.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm