Trong cuộc sống, có nhiều trường hợp do mẫu thuẫn mà dẫn đến những anh chị em cắt đứt quan hệ với nhau. Tuy nhiên do nhiều người có mong muốn cắt đứt quan hệ anh em ruột trên giấy tờ. Tuy nhiên, pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề cắt quan hệ trong gia đình. Nhiều người hiện nay đang có mâu thuẫn gia đình và muốn cắt đứt quan hệ có thắc mắc về việc cắt quan hệ anh em ruột. Vậy, Có cắt quan hệ anh em ruột được không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định về quan hệ anh em ruột
Về mối quan hệ giữa anh, chị, em ruột được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 105. Nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em
Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.“
“Điều 103. Quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình
1. Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ.
2. Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.
3. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng tham gia vào việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.“
Có cắt quan hệ anh em ruột được không?
Tại khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thành viên gia đình, theo đó thành viên gia đình bao gồm:
– Vợ, chồng;
– Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế
– Cha mẹ vợ, cha mẹ chồng;
– Con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng
– Con dâu, con rể;
– Anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha
– Anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc là cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha;
– Ông bà nội, ông bà ngoại;
– Cháu nội, cháu ngoại;
– Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.
Theo quy định này, có thể thấy các thành viên gia đình chính là những người có mối quan hệ huyết thống theo trực hệ, bàng hệ và có mối quan hệ nuôi dưỡng. Những mối quan hệ này chính là các mối quan hệ được gắn bó mật thiết với nhau.
Theo quy định thì các thành viên trong gia đình đều phải có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử với nhau.
Xét về phương diện pháp luật thì hiện nay, chưa có bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào có điều chỉnh, quy định cụ thể về vấn đề cắt đứt mối quan hệ gia đình, từ anh chị em ruột.
Như vậy, vì pháp luật không có quy định cấm cắt quan hệ anh em ruột vì vậy các anh, chị em có thể cắt quan hệ anh em ruột. Trên thực tế cuộc sống thì việc cắt đứt mối quan hệ gia đình do mâu thuẫn xảy ra tương đối nhiều (ví dụ như con cắt đứt mối quan hệ với cha mẹ, anh chị em ruột cắt đứt mối quan hệ với nhau,…..).
Giấy khai sinh có ghi thông tin anh chị em ruột vào hay không?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 quy định về nội dung đăng ký khai sinh như sau:
– Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
– Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
– Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Như vậy, đối với nội dung của giấy khai sinh sẽ thể hiện thông tin cá nhân người đó và thông tin cha, mẹ mà không thể hiện thông tin anh, chị em ruột vào giấy tờ này.
Giấy tờ nào có thể chứng minh quan hệ anh em ruột?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể đối với trường hợp xác định quan hệ anh em ruột thịt, tuy nhiên, trên cơ sở quy định xác định quan hệ cha, mẹ, con dựa trên quan hệ huyết thống thì để chứng minh quan hệ anh em, anh cần chuẩn bị các giấy tờ chứng minh như sau:
Trước hết, quan hệ anh em ruột có thể chứng minh qua giấy khai sinh của hai người có tên của bố, mẹ, hoặc bất kỳ một giấy tờ nào liên quan có ghi thông tin về bố, mẹ mà cả hai có để đưa ra đối chiếu chứng minh quan hệ anh em ruột. Trường hợp bị thất lạc và không có những giấy tờ nêu trên, có thể chứng minh thông qua các giấy tờ sau:
Căn cứ Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP, các giấy tờ chứng minh quan hệ anh em ruột bao gồm:
– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ.
– Trường hợp không có văn bản nêu trên thì có thể sử dụng thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con với cha, mẹ anh và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc người đó là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Có cắt quan hệ anh em ruột được không theo quy định 2023?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là mục đích sử dụng đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 về người thừa kế theo pháp luật thì:
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Như vậy, anh ruột đứng ở hàng thừa kế thứ hai.
Tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về các hành vi bị cấm như sau:
Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Theo đó, giữa các anh, chị, em ruột với nhau không được nhận nhau làm con nuôi vì đây là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định.