Xin chào Luật sư X. Tôi là Quỳnh Lan, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Sơn La. Tôi có một câu hỏi thắc mắc như sau: Tôi và chồng tôi 3 tháng trước có xảy ra đỉnh điểm của sự cãi vã nên là tôi có quyết định viết đơn ly hôn gửi Tòa án. Đến thời điểm hiện tại thì anh ấy đã giải thích rõ ràng và hai vợ chồng tôi đã tự giải quyết làm hòa với nhau. Chính vì vậy nên tôi muốn rút lại đơn ly hôn đã nộp cho Tòa án. Tôi không biết rằng nếu rút đơn ly hôn như vậy thì có bị phạt không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư X.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Rút đơn ly hôn có bị phạt không?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Hôn nhân chấm dứt trong trường hợp nào?
Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Đồng thời, về thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân, khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng khẳng định như sau:
Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, chỉ khi hai vợ, chồng đã gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và được Tòa án ban hành bản án, quyết định ly hôn thì vợ chồng mới được xem là thực sự ly hôn tại thời điểm có hiệu lực pháp luật của bản án hoặc quyết định ly hôn.
Hiểu như thế nào là rút đơn ly hôn?
Rút đơn ly hôn là việc vợ hoặc chồng thay đổi quyết định không muốn ly hôn nữa sau khi đã nộp đơn ly hôn lên Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền giải quyết của vợ chồng muốn ly hôn.
Ai có quyền được rút đơn ly hôn?
Khi tham gia vào quá trình tố tụng, một trong những quyền đặc trưng của đương sự là quyền quyết định và tự định đoạt yêu cầu của mình.
Khoản 4 điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định, đương sự có quyền và nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng và đương sự có quyền:
4. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.
Theo quy định này thì trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đương sự có quyền rút đơn khởi kiện.
Cụ thể trong trường hợp giải quyết vụ án ly hôn đơn phương nguyên đơn có quyền được rút đơn ly hôn.
Rút đơn ly hôn có bị phạt không?
Theo Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định việc xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu như sau:
1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.
2. Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.
Theo đó, nếu rút đơn yêu cầu ly hôn và xét thấy việc rút đơn là tự nguyện thì Hội đồng xét xử sẽ chấp nhận và đình chỉ xét xử với phần hoặc toàn bộ yêu cầu đã được rút. Khi đơn xin ly hôn được rút thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo.
– Khi Tòa chưa thụ lý: Căn cứ Điều 363, Điều Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự, thường sẽ có khoảng thời gian khoảng 08 ngày làm việc trước khi Tòa án thụ lý giải quyết ly hôn. Do đó, trước khi Tòa án thụ lý, vợ, chồng hoàn toàn có quyền rút đơn ly hôn. Khi đó, Tòa án sẽ trả lại đơn ly hôn.
– Khi Tòa án đã thụ lý ly hôn:
+ Trước khi mở phiên tòa, phiên họp: Đây là giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc chuẩn bị xét đơn. Nếu vợ, chồng rút yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ đình chỉ và trả lại đơn ly hôn (Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 217 và điểm c khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự).
+ Trong khi phiên tòa, phiên họp diễn ra: Căn cứ khoản 2 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu vợ, chồng tự nguyện rút yêu cầu ly hôn thì Hội đồng xét xử sẽ đình chỉ xét xử với phần yêu cầu đã rút.
Vậy nên, việc rút đơn ly hôn không bị phạt mà Hội đồng xét xử nếu thấy việc rút đơn tự nguyện thì sẽ chấp nhận và đình chỉ xét xử.
Thủ tục rút đơn ly hôn thực hiện thế nào?
Bước 1: Khi muốn rút đơn ly hôn, vợ chồng cần phải làm đơn yêu cầu rút dơn ly hôn. Dưới đây là biểu mẫu để độc giả tham khảo ở dưới
Bước 2: Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự, sau khi chấp nhận yêu cầu rút đơn ly hôn thuận tình của vợ, chồng, Tòa án sẽ trả lại đơn thuận tình ly hôn cùng với các tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Riêng trong vụ án ly hôn đơn phương, theo khoản 3 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu vợ, chồng có yêu cầu rút đơn ly hôn đơn phương thì Tòa án sẽ xóa tên vụ án đó, trả lại đơn ly hôn đơn phương, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu có yêu cầu.
Đồng thời, Tòa án cũng sẽ sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Như vậy, chỉ khi ly hôn đơn phương, các bên cần có yêu cầu để được Tòa án trả lại đơn ly hôn đơn phương và các tài liệu, chứng cứ kèm theo. Nếu không Tòa án chỉ xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý.
Tải xuống mẫu đơn yêu cầu rút đơn ly hôn
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề ly hôn đơn phương đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Rút đơn ly hôn có bị phạt không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về thành lập công ty liên doanh… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà xưởng tại Hà Nội
- Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ năm 2023
- Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ xin ly hôn gồm:
– Đơn xin ly hôn ( theo mẫu của Tòa án);
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ( bản chính);
– Bản sao giấy khai sinh của con (nếu vợ chồng bạn có con);
– Sổ hộ khẩu, giấy chứng minh thư nhân dân (bản sao có chứng thực)
– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung).
Bước 1: Bạn gửi hồ sơ xin ly hôn tại Tòa án quận, huyện nơi vợ bạn đang tạm trú trong thành phố Hồ Chí Minh;
Bước 2: Sau khi nhận đơn cùng hồ hồ sơ hợp lệ của bạn, Toà án xem xét nếu đã đúng thẩm quyền, khi đó Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 3: Khi có quyết định nộp tiền tạm ứng án phí bạn sẽ đến Chi cụ thi hành án quân, huyện để nộp tiền tạm ứng án phí và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án khi bạn đã nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, khi đó Tòa án tiến hành giải quyết theo thủ tục chung và ra bản án hoặc quyết đinh giải quyết vụ án.
Tùy theo từng giai đoạn mà Tòa án có thể ra những quyết định phù hợp khi rút đơn khởi kiện, cụ thể:
Khi chưa thụ lý thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện;
Sau khi thụ lý rồi thì Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án;
Khi vụ án đang được xét xử sơ thẩm, nếu rút một phần hay toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Tòa án đình chỉ một phần hay toàn bộ yêu cầu của đương sự;
Giai đoạn xét xử phúc thẩm thì Tòa án hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.