Hợp đồng xây dựng là một dạng hợp đồng quen thuộc với nhiều người. Tất cả các công việc xây dựng trước giai đoạn xây dựng cũng phải được ký kết hợp đồng. Thanh lý hợp đồng xây dựng là một vấn đề phổ biến trong các vấn đề pháp luật dân sự liên quan đến hợp đồng. Việc thanh lý hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc ghi nhận sự chấm dứt quyền , nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng và hạn chế các tranh chấp phát sinh sau khi chấm dứt hợp đồng. Bạn đọc có thể tham khảo thủ tục thanh lý hợp đồng xây dựng trước thời hạn mới năm 2023 trong bài viết của chúng tôi nhé!
Thanh lý hợp đồng trước thời hạn là gì?
Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc nào đó được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.
Hợp đồng xây dựng là gì ?
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng giữa bên nhận thầu và bên giao thầu, theo đó, bên nhận thầu có nghĩa vụ thực hiện và bàn giao cho bên giao thầu một phần hoặc toàn bộ công trình xây dựng theo đúng yêu cầu của bên giao thầu trong thời hạn nhất định, còn bên giao thầu có nghĩa vụ giao cho bên nhận thầu các số liệu, tài liệu, yêu cầu về khảo sát, thiết kế, mặt bằng xây dựng, vật liệu xây dựng và vốn đầu tư đúng tiến độ, đồng thời có nghĩa vụ nghiệm thu và thanh toán khi công trình hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ.
Chủ thể của hợp đồng xây dựng gồm bên giao thầu và bên nhận thầu. Bên giao thầu là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hay đơn vị vũ trang nhân dân có vốn đầu tư và có nhu cầu xây dựng. Bên nhận thầu là doanh nghiệp xây dựng có đăng kí kinh doanh hành nghề xây dựng và phải đảm bảo năng lực về chuyên môn, kĩ thuật, kinh nghiệm và tài chính.
Hợp đồng thầu xây dựng phải kí kết bằng văn bản với các nội dung như điều khoản định nghĩa, giải thích từ, thuật ngữ được sử dụng trong hợp đồng; điều khoản xác định tài liệu, văn kiện cấu thành hợp đồng, điều khoản đối tượng sản phẩm của hợp đồng, các công việc cụ thể mà các bên phải thực hiện; điều khoản chất lượng; điều khoản giá trị hợp đồng; điều khoản thời gian nghiệm thu, bàn giao, thanh toán…
Hợp đồng xây dựng có nhiều loại. Dựa vào nội dung cụ thể của hợp đồng có hợp đồng khảo sát địa điểm dự kiến xây dựng công trình; hợp đồng lập luận chứng kinh tế – kĩ thuật cho công trình; hợp đồng thiết kế công trình; hợp đồng xây lắp công trình… Dựa vào phương thức thực hiện hợp đồng có hợp đồng trọn gói, hợp đồng chìa khoá trao tay, hợp đồng có điều chỉnh giá.
Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng theo quy định
Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng theo nguyên tắc chung được các bên tự thỏa thuận, tuy nhiên không được quá 56 ngày kể từ ngày thông báo chấm dứt hợp đồng, ngoại trừ các bên có thỏa thuận khác.
Ngoài thời gian này, nếu một trong hai bên tham gia ký kết hợp đồng không thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng thì bên còn lại được toàn quyền thanh lý. Tuy nhiên, có 2 trường hợp ngoại lệ dưới đây:
- Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng có quy mô lớn có thể được kéo dài nhưng không quá 90 ngày.
- Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng vốn nhà nước là 45 ngày kể từ khi các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt theo quy định tại Khoản 2 Điều 145 Luật xây dựng 2014.
Hồ sơ thanh lý hợp đồng xây dựng bao gồm?
Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng và công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng.
Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký, giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu.
Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng.
Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng;
Thủ tục thanh lý hợp đồng xây dựng trước thời hạn mới năm 2023
Thủ tục thanh lý hợp đồng trước thời hạn được chia ra thành 2 trường hợp đó là:
Trường hợp 1: Các bên trong hợp đồng thỏa thuận thanh lý, chấm dứt hợp đồng
Khi thanh lý hợp đồng trong trường hợp này do có sự đồng nhất của các bên và thường áp dụng khi hợp đồng hoàn thành hoặc các bên không có nhu cầu tiếp tục hợp đồng. Vì thế, các bên cần tiến hành thỏa thuận với nhau mà không cần đảm bảo thời gian báo trước.
Trường hợp 2: Đơn phương yêu cầu hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo ý chí của một bên
Khi một bên trong hợp đồng đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng thì căn cứ vào những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mà bên đơn phương cần
Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký thì bên đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng gửi thông báo cho đối tác trong đó lưu ý thời điểm chấm dứt nên để sau khoảng 15 ngày kể từ ngày thông báo.
Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo theo các trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng thì cần căn cứ quy định của Điều 424, 425, 426 Bộ luật dân sự 2015 để đảm bảo thực hiện quy trình đúng luật.
Bước 1. Các bên trong hợp đồng thỏa thuận thanh lý, chấm dứt hợp đồng
Khi thanh lý hợp đồng dạng này do có sự đồng nhất của các bên và thường áp dụng khi hợp đồng hoàn thành hoặc các bên không có nhu cầu tiếp tục hợp đồng.
Do vậy thủ tục thông báo để thanh ký, chấm dứt hợp đồng khá đơn giản và không bị gò ép của quy định về nghĩa vụ báo trước hay đối soát công nợ về nghĩa vụ còn lại.
Bước 2. Đơn phương yêu cầu hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo ý chí của một bên
Khi một bên trong hợp đồng đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng thì căn cứ vào những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mà bên đơn phương cần
Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký thì bên đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng gửi thông báo cho đối tác trong đó lưu ý thời điểm chấm dứt nên để sau khoảng 15 ngày kể từ ngày thông báo.
Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo theo các trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng thì cần căn cứ quy định của Điều 424, 425, 426 Bộ luật dân sự 2015 để đảm bảo thực hiện quy trình đúng luật.
Khi thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng thì các bên soạn thảo hợp đồng cần chú ý những nội dung sau để thực hiện:
- Thanh lý hợp đồng cần dựa vào những căn cứ và quy định pháp luật được nêu trong hợp đồng. Ngoài ra còn dựa vào các điều khoản để làm căn cứ thanh lý hợp đồng chính đã giao kết.
Lưu ý:
Những căn cứ này rất quan trọng bởi nó là căn cứ để xác định; vì sao hợp đồng lại chấm dứt, do vậy người soạn thảo biên bản này cần tinh tế, chuẩn xác; và am hiểu pháp luật. Việc thanh lý phải có sự đồng nhất các điều khoản áp dụng từ hợp đồng chính; để đối chiếu điều khoản sang hợp đồng thanh lý.
- Nội dung biên bản cần ghi rõ thông tin cá nhân các bên, đồng thời ghi rõ các bên đã tiến hành thực hiện xong nghĩa vụ như thế nào về công việc, thanh toán và dựa vào đó hai bên phải cam kết sau này không thể xuất hiện tranh chấp xảy ra đối với nội dung này;
- Nêu rõ về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ bảo hành, tức là hai bên thỏa thuận; nghĩa vụ bảo hành của bên cung cấp dịch vụ sẽ còn hiệu lực; sau khi hai bên tiến hành ký biên bản thanh lý hợp đồng và hiệu lực phải kéo dài cho đến thời gian nào; thì tùy các bên thỏa thuận…
Với trường hợp các bên chấm dứt vì các lý do như đơn phương; tự chấm dứt hợp đồng thì bên còn lại phải nêu rõ cách thức giải quyết; như bồi thường giá trị hợp đồng như thế nào và thời hạn bao lâu thì bên vi phạm; phải có trách nhiệm thanh toán khoản vi phạm sau khi biên bản thanh lý được các bên đồng ý ký vào.
- Khi các bên thực hiện thanh lý Hợp Đồng thì biên bản thanh lý; này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các bên không còn bất kỳ quyền và trách nhiệm nào liên quan; đến hợp Đồng và cam kết không khiếu nại gì đối với Hợp Đồng sau khi ký Biên bản.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mới năm 2023
- Xe thanh lý hải quan có sang tên được không?
- Quy định pháp luật về nguyên tắc thanh lý hợp đồng
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục thanh lý hợp đồng xây dựng trước thời hạn mới năm 2023” hoặc các dịch vụ khác như là Thủ tục làm giấy cam kết tài sản riêng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường găp:
Trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng: bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng với bên giao thầu phù hợp với loại hợp đồng và hình thức giá hợp đồng áp dụng. Nội dung quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
Theo pháp luật lao động hiện nay, trong thời hạn 07; ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm thanh toán; đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của bạn; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Nếu đã qua 30 ngày mà công ty chưa giải quyết quyền lợi cho bạn; thì bạn có thể khiếu nại lên công ty để đòi quyền lợi. Trong trường hợp không; được giải quyết khiếu nại hoặc bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của công ty; thì bạn có khiếu nại lần hai đến Chánh thanh tra Sở lao động thương binh; và xã hội để giải quyết. Ngoài ra, cũng có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết.