Đối với một số cá nhân theo quy định của pháp luật sẽ có người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của cá nhân sẽ đại diện. thay mặt cá nhân thực hiên, xác lập một số giao dịch dân sự trong phạm vi quy định. Người đại diện theo pháp luật của cá nhân cần nắm được quy định cơ bản về người đại diện để thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Vậy, Quy định về người đại diện theo pháp luật của cá nhân như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Người đại diện theo pháp luật của cá nhân là gì?
Căn cứ Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đại diện là việc cá nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm:
– Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
– Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
Người giám hộ trong trường hợp này phải là người đáp ứng được những điều kiện sau:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
+ Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
+ Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Lưu ý: Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
– Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015.
– Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Thời hạn đại diện theo pháp luật như thế nào?
Thời hạn đại diện theo pháp luật được xác định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo pháp luật thì thời hạn đại diện được xác định theo khoản 2 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
– Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
– Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
Phạm vi đại diện theo pháp luật như thế nào?
Người đại diện theo pháp luật chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Điều lệ của pháp nhân;
– Quy định khác của pháp luật.
Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định trên thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Các trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật
Theo khoản 4 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đại diện theo pháp luật sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
– Người được đại diện là cá nhân chết;
– Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
– Căn cứ khác theo quy định Bộ luật Dân sự 2015 hoặc luật khác có liên quan.
Quy định về Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập
Căn cứ Điều 142 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 142. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện
1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.
2. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
3. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.”
Quy định về Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện
Căn cứ Điều 142 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 143. Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện
1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đồng ý;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.
2. Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
3. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.“
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề pháp lý đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định về người đại diện theo pháp luật của cá nhân năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu đơn nghỉ việc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 2 Điều 136 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy đinh:
“2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.“
Theo đó, người đại diện theo pháp luật của cá nhân là người giám hộ trong trường hợp là người giám hộ của:
– Người chưa thành niên không còn hoặc không xác định được cha, mẹ.
– Người chưa thành niên mặc dù có cha mẹ nhưng hai người này đều mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc đều bị Toà án tuyên bố hạn chế quyền với con; không có điều kiện để chăm sóc, giáo dục con và yêu cầu người giám hộ.
– Người mất năng lực hành vi dân sự.
– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi được Toà án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật.
Như vậy, người giám hộ có thể là người đại diện trong 4 trường hợp nêu trên. Ngoài ra, với người chưa thành niên còn cha mẹ và cha mẹ đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng… người này thì cha mẹ được xác định là người đại diện theo pháp luật mà không phải người giám hộ.
Để trở thành người đại diện theo pháp luật của người khác thì cá nhân cần đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 3 Điều 134 và Điều 136 Bộ luật Dân sự:
– Là một trong các đối tượng: Cha mẹ với con chưa thành niên; người giám hộ với người được giám hộ (được Toà án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi); do Toà án chỉ định.
– Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự phù hợp với giao dịch dân sự thực hiện, xác lập thay cho người được đại diện.