Lý lịch tư pháp hay còn gọi là giấy chứng nhận chứng minh cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cứ trú tại Việt Nam không có án tích. Trong đó, lý lịch tư pháp có 2 loại là lý lịch tư pháp là lý lịch tư pháp số 1 và lý lịch tư pháp số 2. Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. Vậy mẫu lý lịch tư pháp số 2 mới nhất năm 2023 là gì? Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý
- Luật Lý lịch tư pháp 2009
Nội dung của phiếu lý lịch tư pháp số 2 gồm những gì?
Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được quy định tại Điều 43 Luật Lý lịch tư pháp 2009 và Thông tư 13/2011/TT-BTP. Phiếu lý lịch tư pháp số 2 gồm 3 nội dung chính, cụ thể: Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
Theo Điều 43 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về nội dung phiếu lý lịch tư pháp số 2 như sau:
- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Tình trạng án tích:
- Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;
- Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.
- Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
- Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
- Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp?
Theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các Sở Tư pháp) cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Theo Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:
- Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
- Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
- Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
- Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
- Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
- Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
- Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
- Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.
Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 được thực hiện như thế nào?
Hiện nay, những cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 có thể ủy quyền cho cá nhân đại điện đi nộp hồ sơ và nhận kết quả, còn cá nhân yêu cầu cấp phiếu Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được phép ủy quyền. Vậy thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009 được quy định như sau:
“Điều 46. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2
- Cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ thông tin về cá nhân đó theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này.
Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. - Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 của Luật này; trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.”
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 theo yêu cầu của cá nhân sẽ được thực hiện như sau:
- Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:
- Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
- Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:
- Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
- Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
- Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này.
Mẫu lý lịch tư pháp số 2 mới nhất năm 2023
Cách điền thông tin phiếu lý lịch tư pháp số 2
Đây là mẫu tờ khai dành cho cá nhân tự đi nộp hồ sơ xin lý lịch tư pháp cho bản thân.
Mẫu tờ khai này có thông tin đơn giản hơn mẫu tờ khai số 04, bao gồm 3 phần chủ yếu:
Thông tin về các nhân xin cấp Lý lịch tư pháp;
Thông tin về quá trình cư trú của bản thân;
Thông tin về yêu cầu cấp lý lịch tư pháp.
Khi đó, người khai sẽ cần cung cấp các thông tin sau:
- Họ tên: mọi phần họ tên (của người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, cha, mẹ, vợ/chồng) đều phải biết bằng chữ hoa, đầy đủ dấu, đúng thứ tự theo CMT/CCCD hoặc hộ chiếu;
- Giới tính: ghi giới tính theo CMT/CCCD/Hộ chiếu;
- Nơi sinh: Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ngày sinh: Ghi đúng ngày sinh trên CMT/CCCD/Hộ chiếu tương ứng của người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp và cha, mẹ, vợ/chồng;
- Quốc tịch: Ghi quốc tịch theo CMT/CCCD/Hộ chiếu;
- Nơi thường trú, nơi tạm trú: Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi;
- Giấy CMND/Hộ chiếu: Ghi rõ là chứng minh nhân dân, căn cước công dân hay hộ chiếu kèm theo khi xin Lý lịch tư pháp, sau đó ghi số CMT/CCCD/Hộ chiếu đó, và thời gian cấp và cơ quan cấp;
- Sau đó bạn sẽ ghi quá trình cư trú của bản thân kể từ khi 14 tuổi, ghi rõ thời gian, địa chỉ thường trú/tạm trú cũng như nghề nghiệp, nơi làm việc.
- Một lưu ý nhỏ khi điền phần nghề nghiệp: Đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.
- Phần về án tích, hay cấm đảm nhận chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp hợp tác xã: ghi không nếu không có thông tin liên quan.
- Sau đó bạn tích vào Yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 hay số 2.
- Điền mục đích yêu cầu cấp phiếu Lý lịch tư pháp và số lượng phiếu bạn cần.
- Cuối cùng, ghi rõ ngày tháng, họ tên và ký tên.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu lý lịch tư pháp số 2 mới nhất năm 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Thủ tục cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”
Phiếu ý lịch tư pháp là một loại giấy tờ được sử dụng với mục đích chứng minh cá nhân là người có hay không những án tích. Và những án tích này có ảnh hưởng đến việc đảm nhiệm chức vụ, quản lý hợp tác xã hay doanh nghiệp đối với những trường hợp hợp tác xã và doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản bởi tòa án.
Như vậy cũng có thể hiểu, giấy xác nhận không tiền án chính là phiếu lý lịch tư pháp.
Thời gian làm việc: 10 ngày làm việc
Đối với công dân Việt Nam
– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định.
– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu và bản sao sổ hộ khẩu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam
– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định.
– Bản sao hộ chiếu (kèm theo trang có visa còn thời hạn, hoặc thẻ tạm trú) và bản sao công chứng xác nhận tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.