Chào Luật sư, tôi đang làm quản lý trong quán karaoke. Hôm trước quán tôi có gặp sự cố xém chút nữa thì bị cháy cả quán. Tuy nhiên nhờ công tác ngăn ngừa phòng cháy kịp thời nên sự cố đã được giải quyết. Chủ quán có nhắc nhở và có ý nói nếu quán cháy thì tôi sẽ là người đứng ra chịu toàn bộ trách nhiệm. Không biết như vậy có đúng với quy định hay không? cháy quán karaoke ai là người chịu trách nhiệm theo quy định? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau:
Cháy quán karaoke có phải là tình huống bất khả kháng không?
Theo báo cáo ban đầu, hỏa hoạn có thể do chập điện. Trong trường hợp này, để xác định đây có phải sự kiện bất khả kháng hay không, luật sư cho rằng cần dựa trên 3 yếu tố. Đó là xảy ra một cách khách quan; không thể lường trước được và không thể khắc phục mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Đối chiếu với vụ việc này, nguyên nhân dẫn tới chập điện sẽ là yếu tố quan trọng xác định trách nhiệm pháp lý của các cá nhân liên quan.
Cụ thể, nếu việc chập điện xảy ra do các yếu tố khách quan như sét đánh, lỗi hệ thống điện… mà nhân viên quán không thể lường trước được; đã áp dụng các biện pháp khắc phục như ngắt cầu dao điện, cố gắng sử dụng bình chữa cháy để dập lửa nhưng bất thành thì đây có thể coi là sự kiện bất khả kháng. Ngược lại, nếu việc chập điện xuất phát từ tác động của con người như hút thuốc, bật lửa gây cháy nổ; sử dụng, vận hành hệ thống điện không đúng quy trình hay hàn cắt kim loại không đảm bảo an toàn, để tia lửa bắn vào hệ thống gây chập cháy thì không thể coi là sự việc bất khả kháng.
Nếu đủ yếu tố xác định nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra do sự kiện bất khả kháng, căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, chủ quán sẽ không phải bồi thường cho các nạn nhân. Ngược lại, nếu xác định có yếu tố lỗi của chủ hoặc nhân viên quán, họ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn theo các Điều 584, 585, 590 và 591 Bộ luật Dân sự 2015.
Thậm chí, trách nhiệm hình sự cũng có thể đặt ra đối với các tội danh như Vô ý làm chết người (Điều 128), Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129), Vi phạm an toàn ở nơi đông người (Điều 295) hoặc Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (Điều 313) tại Bộ luật Hình sự 2015.
Cháy quán karaoke ai là người chịu trách nhiệm theo quy định?
Hiện nay cháy quán karaoke ai là người chịu trách nhiệm là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Khoảng thời gian gần đây đã có nhiều vụ cháy quán karaoke và việc xác định trách nhiệm thuộc về ai là rất quan trọng. Cụ thể vấn đề trên được pháp luật quy định với những nội dung như sau:
Thông tư 147/2020/TT-BCA thay thế Thông tư 47/2015/TT-BCA của Bộ Công an nêu rõ biện pháp đảm bảo an toàn PCCC với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường.
Theo Điều 5 Thông tư này, với cơ sở cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC, cụ thể:
Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về PCCC, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn; Có lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ PCCC;
Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về PCCC;
Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC;
Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC.
Về trách nhiệm bồi thường, Luật sư Lê Hồng Vân cho rằng nếu kết quả xác minh cho thấy, nguyên nhân là do cơ sở kinh doanh này không tuân thủ quy định, điều kiện đảm bảo an toàn về PCCC, dẫn đến chập điện hoặc có những nguyên nhân khách quan nào khác, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự về tội Vi phạm quy định về PCCC.
Nếu có đủ căn cứ khẳng định, người quản lý điều hành hoạt động kinh doanh karaoke đã vi phạm quy định về PCCC, dẫn đến hậu quả làm 3 người chết trở lên, cá nhân này sẽ phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất của tội danh này là phạt tù từ 7- 12 năm (Khoản 3, điều 313, BLHS 2015).
Ngoài ra, người vi phạm còn có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho cá nhân đã bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản trong vụ cháy theo quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
“Việc các vụ cháy quán karaoke gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra gần đây cho thấy sự bất ổn trong công tác quản lý và việc tuân thủ thiếu nghiêm túc quy định về PCCC của các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
Để tránh xảy ra những vụ việc đau lòng tiếp theo, cơ quan chức năng cần siết chặt điều kiện hoạt động của các cơ sở này, đồng thời xử phạt nặng, thậm chí đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với địa điểm cố tình vi phạm” – Luật sư Hồng Vân kiến nghị.
Làm cháy quán karaoke có chịu trách nhiệm hình sự không?
Nếu nguyên nhân của vụ cháy và các thiệt hại đã xảy ra là do cơ sở kinh doanh karaoke đã không tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định pháp luật về an toàn, phòng chống cháy nổ thì chủ cơ sở có thể bị truy cứu trách nhiệm hình về tội “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy” (Điều 313, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017), với loại và mức hình phạt quy định cho tội danh này là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 12 năm.
Với hậu quả làm hơn 30 người chết thì nếu bị kết án về tội danh này, người phạm tội sẽ phải chịu tình tiết tăng nặng định khung là “làm chết 03 người trở lên”, với khung hình phạt là phạt tù từ 07 năm đến 12 năm (khoản 3, Điều 314, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017). Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bên cạnh đó, nếu bị kết luận có lỗi gây ra vụ cháy thì chủ cơ sở kinh doanh karaoke này còn có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại về sức khỏe và tính mạng cho các nạn nhân theo quy định tại các Điều 584, Điều 585, Điều 590 và Điều 591, Bộ luật Dân sự 2015.
Khi phát hiện ra đám cháy thì cần thông báo cho ai?
Hiện nay đang là mùa nắng nóng. Chính vì vậy nếu như có xảy ra chập điện hay một vài lí do nhỏ sơ suất thì cũng có thể gây ra hậu quả khôn lường. Vậy nếu như trong trường hợp xấu nhất là có hỏa hoạn xảy ra thì cháy quán karaoke ai là người chịu trách nhiệm? Khi phát hiện ra đám cháy thì cần thông báo cho ai? Mời bạn đọc tham khảo nội dung sau đây:
Căn cứ vào quy định tại Điều 23 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về thẩm quyền và thủ tục huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy như sau:
– Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy:
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình; trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì phải đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
+ Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện, tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
+ Giám đốc Công an cấp tỉnh được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng Công an thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
+ Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi cả nước. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình và lực lượng quân đội đóng ở địa phương. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện, tài sản đó biết.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cháy quán karaoke ai là người chịu trách nhiệm theo quy định?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như quy trình đăng ký kết hôn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời các bạn xem thêm bài viết
- QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ KẾT HÔN ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
- MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MỚI NĂM 2023
- CÓ CON CHUNG NHƯNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN QUY ĐỊNH CHI TIẾT
Câu hỏi thường gặp
Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy phải được thể hiện bằng Lệnh huy động, điều động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy (Mẫu số PC20); trường hợp khẩn cấp, lệnh huy động có thể bằng lời nói, nhưng chậm nhất không quá 03 ngày làm việc phải thể hiện lệnh đó bằng văn bản. Người ra lệnh huy động bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, đồng thời phải nêu rõ căn cứ huy động và yêu cầu về người, phương tiện, tài sản cần huy động, thời gian, địa điểm tập kết.
Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài phạm vi quản lý, người chỉ huy chữa cháy báo cáo đề xuất và được người có thẩm quyền huy động đồng ý thì được phép huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó để chữa cháy nhưng sau đó phải tham mưu cho người có thẩm quyền huy động ban hành quyết định huy động bằng văn bản.
Báo cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà. Để giảm thiểu thiệt hại cho những vụ cháy, giảm bớt phần nào thương đau cho những người khác thì mọi người, mọi nhà phải cùng chung tay, có ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy.