Chào Luật sư, tôi sở hữu mảnh đất nông nghiệp ở tỉnh Long An. Để tránh tranh chấp về sau, tôi muốn xin chính quyền địa phương cấp giấy phép xây tường rào trên mảnh đất đó. Nhưng tôi không rõ về cách thực hiện mẫu đơn cũng như thủ tục, trình tự thực hiện theo quy định pháp luật như thế nào? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư X. Thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm làm rõ thủ tục xin xây dựng tường rào trên đất nông nghiệp cũng như hướng dẫn bạn thực hiện mẫu đơn xin xây tường rào trên đất nông nghiệp theo quy định pháp luật. Mời bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
Điều kiện xin cấp giấy phép xây dựng hàng rào
Hồ sơ xin phép xây dựng phải đúng quy định. Bản vẽ hàng rào để cấp giấy phép xây dựng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định là phải xác định rõ địa điểm xây dựng, lộ giới, chỉ giới xây dựng, ranh giới tài sản và hành lang bảo vệ.
Về quy mô kiến trúc:
Theo Điều 43 Luật nhà ở 2014 quy định về yêu cầu đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị có quy định như sau:
“1. Phải có quyền sử dụng đất ở hợp pháp, có nhà ở và được cải tạo, xây dựng lại theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Việc xây dựng hoặc cải tạo nhà ở hiện có phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị. Đối với nhà ở yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng thì phải xây dựng theo Giấy phép xây dựng.
Việc xây dựng nhà ở phải bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, yêu cầu vệ sinh, môi trường, kiến trúc nhà ở và không làm ảnh hưởng đến công trình liền kề.”
Đồng thời, tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411 : 2012 về Nhà ở liên kế – tiêu chuẩn thiết kế thì:
“6.4.6 Hàng rào và cổng
6.4.6.1 Đối với nhà ở liên kế mặt phố, hàng rào mặt tiền phải có hình thức kiến trúc thoáng, nhẹ, mỹ quan, thống nhất theo quy định của từng khu vực và phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Hàng rào không được phép xây dựng vượt ngoài ranh giới kể cả móng và có chiều cao tối đa 2,6 m;
b) Khi mặt tiền nhà cách chỉ giới đường đỏ, ranh giới với ngõ/hẻm trên 2,4 m, chỉ được phép xây dựng hàng rào thoáng hoặc hàng rào cây bụi (xem Hình 7.a);
c) Trường hợp mặt tiền nhà cách chỉ giới đường đỏ, ranh giới ngõ/hẻm nhỏ hơn 2,4 m, chỉ được xây hàng rào nhẹ thoáng, có chiều cao không quá 1,2 m hoặc xây các bồn hoa để ngăn cách ranh giới;
d) Trường hợp có yêu cầu đặc biệt về bảo vệ an toàn, thì hàng rào được che kín lại bằng vật liệu nhẹ. Phần che kín chỉ được phép cao tối đa 1,8 m.
e) Ngăn cách ranh giới giữa hai nhà phải có hàng rào thoáng cao bằng hàng rào mặt tiền. Phần chân rào có thể xây đặc cao tối đa là 0,6 m.”
Công trình xây dựng, nhà có hàng rào phải được thể hiện trên bản vẽ xin phép xây dựng. Khi lắp đặt hàng rào tạm thời, cần có một cấu trúc tách biệt với công trình chính.
Đối với khu vực thực hiện đầu tư nằm trong dự án xây dựng dở dang: Nếu đã có quyết định thu hồi nhưng chưa bồi thường giải phóng mặt bằng thì không được xây dựng hàng rào mới mà chỉ được cải tạo, sửa chữa. Xây dựng hàng rào xuyên khu vực dự án khi chưa có quy hoạch 1/500 được duyệt phải xin phép xây dựng. Việc xây dựng hàng rào đối với từng thửa đất của khu vực thực hiện đầu tư theo đồ án quy hoạch 1/500 được duyệt phải tuân thủ các quy định về xây dựng và quản lý xây dựng của đồ án.
Quy định của pháp luật về việc xây tường rào
Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Dân sự 2015 thì hàng rào được phép xây dựng trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình với các yêu cầu như sau:
Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
Căn cứ theo quy định trên, chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình theo quy định. Việc lập hàng rào tôn xung quanh khu đất cần phải đảm bảo không gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác. Đồng thời, Hàng rào được xây dựng không được làm cản trở, gây khó khăn trong quá trình sử dụng đất của người khác. Chẳng hạn, hàng rào không được chắn ngang lối đi duy nhất của khu đất khác, không được làm ảnh hưởng đến hệ thống điện, nước của công trình trên khu đất khác… Hàng rào được xây dựng không để che giấu cho những hành vi trái pháp luật như: thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp hoặc đất trồng cây lâu năm; khai thác tài nguyên trong đất…
Mẫu đơn xin xây tường rào trên đất nông nghiệp
Thủ tục xin xây tường rào trên đất nông nghiệp
Hồ sơ xin xây tường rào trên đất nông nghiệp
Hồ sơ để xin xây tường rào trên đất nông nghiệp bao gồm:
- Đơn xin xây tường rào trên đất nông nghiệp theo mẫu hoặc viết tay;
- CMND/CCCD của người làm đơn;
- Các tài liệu chứng minh cho nhu cầu đề cập trong đơn;
- Các chứng cứ hữu hình khác như hình ảnh, video, tài sản, vật dụng;
- Hoá đơn, bản kê, chứng từ khác có liên quan (nếu cần thiết);
Trình tự xin xây tường rào trên đất nông nghiệp
Để xin xây tường rào trên đất nông nghiệp thành công, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị Đơn xin xây tường rào trên đất nông nghiệp và các tài liệu kèm theo như hướng dẫn bên trên;
Bước 2: Nộp đơn tới Cá nhân/Phòng ban/Doanh nghiệp có thẩm quyền, chức năng để giải quyết theo Nội quy/Bộ máy tổ chức của đơn vị;
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết và đóng phí theo quy định (nếu có);
Mẫu đơn xin xây tường rào trên đất nông nghiệp
Hướng dẫn cách làm đơn xin xây tường rào trên đất nông nghiệp
Hướng dẫn cách viết, cách làm Đơn xin xây tường rào trên đất nông nghiệp như sau:
Ghi rõ, đầy đủ thông tin ngày tháng, địa danh viết đơn;
Ghi rõ, đầy đủ thông tin tên họ, tên gọi khác của người làm đơn nếu có;
Ghi rõ, đầy đủ ngày tháng năm sinh và một số thông tin cá nhân khác như số CMND, ngày tháng cấp CMND, cơ quan cấp;
Ghi rõ Vị trí/Nghề nghiệp/Chức vụ làm việc trong một số trường hợp cần thiết;
Ghi đầy đủ thông tin nơi ở, thông tin liên lạc để có thể nhận những phản hồi, trả lời từ phía cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết;
Phần trình bày nội dung đơn: Trình bày lại sự việc theo trình tự thời gian hoặc theo trình tự nguyên nhân, kết quả, không nên trình bày quá ngắn gọn, thiếu khách quan, nhưng cũng không nên viết quá dài và lan man vào các sự kiện ít liên quan tới quá trình giải quyết nhu cầu;
Sau khi hoàn thiện nội dung trình bày trong đơn, người làm đơn viết lời cam đoan theo hướng dẫn chúng tôi đã liệt kê trong mẫu và tuỳ ý thay đổi nếu không phù hợp với trường hợp cụ thể.
Cuối cùng, người viết đơn ký, ghi rõ họ tên vào cuối đơn, đối với người không biết chữ hoặc gặp khó khăn khi đọc viết có thể nhờ người khác đọc lại sau đó ký hoặc điểm chỉ, người viết hộ đơn, đọc đơn cũng sẽ cần phải ký vào bên dưới văn bản để đảm bảo tính khách quan.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Năm 2023, cán bộ, công chức có được cấp đất nông nghiệp không?
- Đối tượng không được mua đất nông nghiệp là ai?
- Quy định năm 2023 về việc miễn thuế đất nông nghiệp từ năm nào
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu đơn xin xây tường rào trên đất nông nghiệp “ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là xin cấp lại hộ chiếu hết hạn online, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Xử phạt hành chính khi xây dựng hàng rào trên đất nông nghiệp trái luật
Nếu việc dựng hàng rào gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác như bịt mất lối đi, khiến gia đình khác không thể ra vào… thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 11 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, cụ thể: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
Kèm theo áp dụng các Biện pháp khắc phục hậu quả:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 thì đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật Đất đai năm 2013 thì đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở và xây dựng các công trình phục vụ đời sống.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai năm 2013 về nguyên tắc sử dụng đất pháp luật có quy định việc xử dụng đất phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
Mục đích của việc phân loại đất là để dễ quản lý bên cạnh xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Mỗi loại đất khác nhau, người sử dụng đất sẽ có nghĩa vụ riêng biệt, tuy nhiên nghĩa vụ chung của người sử dụng đất là sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy hoạch và kế hoạch mà cơ quan Nhà nước đã phê duyệt.
Như vậy, trong trường hợp của gia đình bạn, đất nhà bạn thuộc đất nông nghiệp với mục đích trồng trọt và chăn nuôi, trong khi đó đất ở thuộc đất phi nông nghiệp với mục đích để ở.
Áp dụng nguyên tắc do luật định thì gia đình bạn không được phép xây dụng nhà ở trên đất nông nghiệp hiện tại mà cần chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp thì mới có thể xây nhà ở.
Căn cứ vào Điều 103 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi, bãi bỏ bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định như sau:
“Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.
5. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng không thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp không đúng quy định thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép xây dựng.”
Theo đó, căn cứ vào cấp công trình để xác định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định nêu trên.