Quay lén phim trong rạp phim bị xử phạt ra sao?

bởi Hương Giang
Quay lén phim trong rạp phim bị xử phạt ra sao

Để làm ra một tác phẩm điện ảnh, nhà sản xuất phải bỏ ra rất nhiều chi phí và công sức để hoàn thiện bộ phim và ra mắt đến quý khán giả. Tuy nhiên, thực tiễn có nhiều trường hợp khán giả mua vé đi xem phim nhưng lại quay lén nội dung tác phẩm và đăng tải lên các nền tảng mạng xã hội làm cho nhà sản xuất bị thiệt hại rất nặng nề. Vậy theo quy định, hành vi Quay lén phim trong rạp phim bị xử phạt ra sao? Có được quay lén tác phẩm điện ảnh trong rạp chiếu phim hay không? Quay lén phim trong rạp phim có bị đi tù không? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích.

Căn cứ pháp lý

Có được quay lén tác phẩm điện ảnh trong rạp chiếu phim hay không?

Câu trả lời dĩ nhiên là không. Khi sao chép một tác phẩm bất kỳ tổ chức, cá nhân phải thực hiện xin phép và trả nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trừ trường hợp hạn chế quyền tác giả. Hành vi quay lén video trong rạp chiếu phim  không thuộc trường hợp không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao nên muốn sao chép tác phẩm thì bạn phải xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Hành vi này không những vi phạm nội quy rạp chiếu mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.

Trong các cụm rạp trên toàn quốc đều có quy định cụ thể rằng không được quay phim, livestream phát tán nội dung điện ảnh dưới mọi hình thức. Nếu cố chấp thực hiện thì bạn đã vi phạm quy định của rạp chiếu phim. Chưa kể hành vi trên còn vi phạm pháp luật, đã xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan.

Cụ thể: khoản 6 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định các hành vi xâm phạm quyền tác giả, trong đó có hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả,trừ trường hợp sao chép để nghiên cứu cá nhân.

Khoản 5 Điều 35 luật này cũng quy định các hành vi xâm phạm quyền liên quan bao gồm sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

Căn cứ các quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ thì người nào đi xem phim ở rạp livestream hoặc quay lén phát tán gây thiệt hại cho nhà sản xuất thì đã có hành vi vi phạm pháp luật và các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan nào đều bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật hiện hành.

Quay lén phim trong rạp phim bị xử phạt ra sao?

Quay lén video clip trong rạp chiếu phim được hiểu đơn giản là dùng thiết bị ghi hình (điện thoại, máy quay, máy ảnh) để ghi lại hình ảnh động của tác phẩm điện ảnh. Trong các cụm rạp trên toàn quốc đều có quy định cụ thể rằng không được quay phim, livestream phát tán nội dung điện ảnh dưới mọi hình thức. Nếu cố chấp thực hiện thì bạn đã vi phạm quy định của rạp chiếu phim. Chưa kể hành vi này còn vi phạm pháp luật, đã xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan.

Cụ thể, khoản 6 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định các hành vi xâm phạm quyền tác giả, trong đó có hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp sao chép để nghiên cứu cá nhân.

Khoản 5 Điều 35 Luật này cũng quy định các hành vi xâm phạm quyền liên quan bao gồm sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

Căn cứ các quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ thì người nào đi xem phim ở rạp livestream hoặc quay lén phát tán gây thiệt hại cho nhà sản xuất thì đã có hành vi vi phạm pháp luật và các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan nào đều bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật hiện hành.

Tùy thuộc vào thiệt hại mà nhà sản xuất phải đối mặt với hành vi livestream, quay lén mà chủ thể thực hiện sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Theo Điều 27 Nghị định 131/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP) quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

“1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
    Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về khung phạt tiền với cá nhân và tổ chức như sau:

Khung phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5; Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, việc quay lén phim chiếu rạp thì có thể bị phạt lên tới 35.000.000 đồng với cá nhân và 70.000.000 đồng với trường hợp là tổ chức. Đồng thời phải bị buộc dỡ các bản quay lén hoặc tiêu hủy toàn bộ tang vật tùy vào từng trường hợp.

Quay lén phim trong rạp phim có bị đi tù không?

Phim trong rạp chiếu bản chất là tác phẩm điện ảnh được bảo hộ quyền tác giả. Tác phẩm điện ảnh là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó. Hành vi quay lén video trong rạp chiếu phim là hành vi sao chép tác phẩm của người khác.

Theo khoản 1 Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 52 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) người có hành vi sao chép tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

  1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;

b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Quay lén phim trong rạp phim bị xử phạt ra sao
Quay lén phim trong rạp phim bị xử phạt ra sao

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Do đó, hành vi quay lén phim chiếu rạp có thể bị phạt tiền lên đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Đối với tội này, người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là bất kỳ người, pháp nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự và thực hiện với lỗi cố ý. Như vậy, quay lén phim chiếu rạp lên mạng xã hội thì tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quay lén phim trong rạp phim bị xử phạt ra sao?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về hồ sơ xin thành lập văn phòng giám định tư pháp. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Quay lén có phải là hành vi sao chép không?

Căn cứ theo khoản 10 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) như sau:
Sao chép là việc tạo ra bản sao của toàn bộ hoặc một phần tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
Như vậy, hành vi quay lén phim chiếu rạp là sao chép tác phẩm ghi hình.
Trước đây, n

Hành vi quay lén trong rạp chiếu phim có vi phạm pháp luật hay không?

Khoản 5 Điều 35 Luật sở hữu trí tuệ quy định về hành vi xâm phạm quyền liên quan như sau:
“Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.”
Như vậy, hành vi quay lén trong rạp chiếu phim đã vi phạm luật sở hữu trí tuệ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm