Nền kinh tế ngày càng phát triển do đó hoạt động thương mại, giao thương giữa các nước xảy ra phổ biến và rộng rãi. Trong đó, việc nhập khẩu hàng hóa từ việc thu mua hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam nhằm thúc đẩy phát triển thị trường kinh doanh cho các thương nhân. Đảm bảo được thông qua cửa khẩu hải quan, xét duyệt của cơ quan có thẩm quyền thì điều kiện tiên quyết hàng hóa nhập khẩu phải rõ nguồn gốc, xuất xứ. Vậy, trường hợp hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ sẽ bị xử phạt như thế nào theo khung pháp luật hiện hành. Xin mời quý đọc giả cùng Luật sư X tìm hiểu ngay quy định hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa có xuất xứ cũng như quý định mức xử phạt hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ. Hy vọng bài viết hữu ích với quý đọc giả!
Căn cứ pháp lý
- Luật Quản lý ngoại thương 2017
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP
- Nghị định 31/2018/NĐ-CP
- Nghị định 98/2020/NĐ-CP
- Nghị định 17/2022/NĐ-CP
Quy định hiện hành về hàng hóa nhập khẩu
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra, căn cứ theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương 2017, có nội dung cụ thể như sau:
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng phải kiểm tra bao gồm:
+ Hàng hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch quy định tại các điều 61, 62, 63 và 64 của Luật này;
+ Hàng hóa có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài;
+ Hàng hóa mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện không phù hợp và phải tăng cường kiểm tra theo quy định của pháp luật.
– Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này được kiểm tra theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật này và do cơ quan, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định thực hiện.
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành Danh mục hàng hóa là đối tượng phải kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này.
Về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
– Căn cứ Phụ lục I Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
– Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 69/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện tại Phụ lục III Nghị định này.
– Căn cứ Phụ lục III Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa kèm theo mã HS trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
– Căn cứ Phụ lục III Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định chi tiết về việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với quy định pháp luật và thực hiện việc cấp phép theo quy định.
– Căn cứ mục tiêu điều hành trong từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc áp dụng Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số loại hàng hóa.
Do đó, chỉ được phép xuất nhập khẩu hàng hóa mà pháp luật cho phép và phải được cấp giấy phép xuất nhập khẩu.
Quy định mức xử phạt hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ
Hàng hóa có xuất xứ được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP thì hàng hóa có xuất xứ được hiểu là hàng hóa hoặc nguyên liệu đáp ứng quy tắc xuất xứ ưu đãi theo quy định tại Chương II hoặc quy tắc xuất xứ không ưu đãi theo quy định tại Chương III Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa. Cụ thể:
Thứ nhất, căn cứ theo quy định Chương II Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định quy tắc xuất xứ ưu đãi như sau:
– Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Điều ước quốc tế:
Việc xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan được áp dụng theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.
– Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác:
Việc xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác sẽ được thực hiện theo quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắc xuất xứ đó.
Thứ hai, đối với quy tắc xuất xứ không ưu đãi:
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định hàng hóa xuất xứ là hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp 1: Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
+ Hàng hóa được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu hàng hóa đó đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng do Bộ Công Thương quy định.
+ Bộ Công Thương ban hành Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ và hướng dẫn cách xác định các tiêu chí xuất xứ hàng hóa.
– Trường hợp 2: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 31/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trong các trường hợp sau:
1) Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại nhóm nước, nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
2) Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nhóm nước, nước hoặc vùng lãnh thổ đó.
3) Các sản phẩm thu được từ nuôi trồng, thu lượm, săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt hoặc săn bắt tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
4) Các sản phẩm từ động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nhóm nước, nước hoặc vùng lãnh thổ đó.
5) Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê từ nội dung 1), 2), 3), 4) nêu trên, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
6) Các sản phẩm lấy từ dưới đáy biển hoặc lấy từ nước, đáy biển bên ngoài lãnh hải của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, tuy nhiên phải đáp ứng điều kiện nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.
7) Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của nhóm nước, nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
8) Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản phẩm nêu tại mục 7) nêu trên sẽ được đăng ký ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
9) Các vật phẩm thu được trong quá trình sản xuất hoặc các vật phẩm thu được trong quá trình tiêu dùng ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó hiện không còn thực hiện được chức năng ban đầu, không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các vật liệu thô, nguyên liệu hoặc sử dụng vào mục đích tái chế.
10) Các hàng hóa thu được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu từ mục nội dung 1) đến 9) nêu trên tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
Quy định mức xử phạt hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ
Hình thức xử phạt áp dụng với hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ
Hầu hết các mặt hàng ra, vào các cửa khẩu đều phải chịu quy trình thẩm định, kiểm tra nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Vậy đối với loại hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ sẽ chịu khung mức xử phạt như sau:
Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP và Nghị định 17/2022/NĐ-CP, các hình thức xử phạt áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ:
– Các hình thức xử phạt chính:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền.
– Các hình thức xử phạt bổ sung:
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm).
– Các biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;
- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
- Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
- Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
- Buộc thu hồi hàng hóa có khuyết tật;
- Buộc hủy bỏ kết quả đã mở thưởng và tổ chức mở thưởng lại đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi;
- Buộc sửa đổi lại hợp đồng đã giao kết hoặc buộc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo đúng quy định;
- Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp.
- Buộc nộp lại giấy phép kinh doanh bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép.
– Mức phạt tiền:
- Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
- Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
– Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”.
Mức phạt tiền cụ thể đối với hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ
Mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi được quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.”
Như vậy, cá nhân thực hiện hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 50,000.000 đồng tùy thuộc vào giá trị hàng hóa vi phạm.
Phạt tiền đối với hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác theo quy định tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
- Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
- Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
- Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
- Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
– Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
- Là chất tẩy rửa, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;
- Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
– Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
- Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục xử lý tài sản bảo đảm như thế nào năm 2023?
- Mua hàng online từ nước ngoài có chịu thuế không?
- Thất nghiệp tự nhiên là gì theo quy định 2023?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định mức xử phạt hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Thủ tục giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các đối tương bị xử phạt vi phạm hành chính hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ bao gồm:
– Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.
– Hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
Các tổ chức nêu trên bao gồm:
(1) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã; các tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và các đơn vị trực thuộc của các tổ chức kinh tế nói trên;
(2) Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
(3) Tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
Theo Thông tư 33/2023/TT-BTC, trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì nộp bộ hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ.
Cụ thể, hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ gồm:
– 01 bản chính Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
– 01 bản chụp Bảng kê khai chi phí sản xuất và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất, nhà cung cấp nguyên liệu trong nước trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
– 01 bản chụp quy trình sản xuất hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có);
– 01 bản chụp Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa.
Sau đó, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn quy định. Tổng cục Hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện thủ tục xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định Luật Hải quan và Nghị định 59/2018/NĐ-CP.
Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định rõ, khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên tờ khai hải quan điện tử tại ô “mô tả hàng hóa”. Cụ thể như sau: Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đáp ứng xuất xứ Việt Nam thì khai theo cấu trúc “mô tả hàng hóa#&VN”. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ nước khác, khai theo cấu trúc “mô tả hàng hóa#& (mã nước xuất xứ của hàng hóa)”.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu có xuất xứ từ các nước khác nhau, không xác định được xuất xứ của hàng hóa hoặc hàng hóa xuất khẩu chỉ thực hiện một số công đoạn gia công lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam, không đáp ứng quy định tại 2 trường hợp nêu trên thì khai theo cấu trúc “mô tả hàng hóa#&KXĐ”.
Đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì khai xuất xứ hàng hóa xuất khẩu tại ô “xuất xứ” trên tờ khai hải quan giấy.
Ngoài ra, nếu hàng hóa xuất khẩu đã được xác định trước xuất xứ theo văn bản thông báo của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, người khai hải quan khai số, ngày, thời hạn hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ tại ô “giấy phép” trên tờ khai hải quan điện tử.
Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, người khai hải quan không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp người khai hải quan đề nghị nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ, cơ quan hải quan tiếp nhận và kiểm tra theo quy định.