Quy định mức hưởng trợ cấp của bệnh binh mới nhất năm 2023

bởi Hoàng Yến
Quy định mức hưởng trợ cấp của bệnh binh mới nhất năm 2023

Chào Luật sư, bố chồng tôi là công an nhân dân với bậc hàm là Thiếu Tá. Trong một lần thi hành nhiệm vụ, bố chồng tôi bị thương và phải thôi phục vụ cho đất nước. Trong trường hợp đó, bố tôi có được Nhà nước hỗ trợ hưởng ưu đãi gì không? Chế độ ưu đãi được quy định cụ thể ở điều luật nào? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật sư X. Thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ điều kiện công nhận là bệnh binh cũng như quy định mức hưởng trợ cấp của bệnh binh mới nhất năm 2023. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

Điều kiện công nhận là bệnh binh

Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14, bệnh binh là một trong những đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Cụ thể, Điều 26 Pháp lệnh 02 định về bệnh binh như sau:

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể tư 61% trở lên khi làm nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” khi thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định như sau:

Kể từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành:

1. Người hy sinh, người bị thương, người bị bệnh trước ngày 01 tháng 7 năm 2021 nếu không đủ điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh này thì được áp dụng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13;

Đồng thời, tại Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2005 quy định như sau:

1. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

b) Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ ba năm trở lên;

c) Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ ba năm nhưng đã có đủ mười năm trở lên công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;

d) Đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ mười lăm năm nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí;

đ) Làm nghĩa vụ quốc tế;

e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh.

2. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994.

Như vậy, các loại bệnh binh được phân loại theo cách như sau:

– Suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60%: phải có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền trước ngày 31/12/1994;

– Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Quy định mức hưởng trợ cấp của bệnh binh mới nhất năm 2023

Quy định mức hưởng trợ cấp của bệnh binh mới nhất năm 2023

Chế độ ưu đãi đối với bệnh binh

Căn cứ theo Điều 27 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định về chế độ ưu đãi đối với bệnh binh như sau:

1. Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với bệnh binh như sau:

a) Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể;

b) Trợ cấp người phục vụ đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình;

c) Phụ cấp hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;

d) Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh đặc biệt nặng. Bệnh binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng.

2. Bảo hiểm y tế.

3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

4. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.

Theo đó, hiện nay có những chế độ ưu đãi đối với bệnh binh là:

– Hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng;

– Bảo hiểm y tế;

– Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 81%;

– Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;

– Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;

– Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;

– Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;

– Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

– Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;

– Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.

Quy định mức hưởng trợ cấp của bệnh binh mới nhất năm 2023

Căn cứ theo Phụ lục I Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP như sau:

Mức hưởng trợ cấp của bệnh binh hiện nay là:

– Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 50%: 1.695.000 đồng;

– Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 51% đến 60%: 2.112.000 đồng;

– Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đến 70%: 2.692.000 đồng;

– Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 71% đến 80%: 3.103.000 đồng;

– Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% đến 90%: 3.714.000 đồng;

– Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 91% đến 100%: 4.137.000 đồng;

Đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương có thể từ 81% trở lên sẽ có thêm khoản phụ cấp hằng tháng là 815.000 đồng/tháng. Trường hợp có thêm bệnh tật đặc biệt nặng thì mức hưởng phụ cấp hằng tháng là 1.624.000 đồng.

Chế độ ưu đãi thân nhân bệnh binh

Ngoài các chế độ dành riêng cho bệnh binh, Pháp lệnh 02 còn quy định một số chế độ ưu đãi cho thân nhân của bệnh binh như sau:

Cấp Bảo hiểm y tế đối với:

  • Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
  • Người phục vụ bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.

Trợ cấp tuất đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết:

  • Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi nghỉ hưu, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
  • Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi nghỉ hưu mà sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

Chế độ ưu đãi đối với con của bệnh binh:

  • Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
  • Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quy định mức hưởng trợ cấp của bệnh binh mới nhất năm 2023″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Hợp thửa đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Để được công nhận bệnh binh thì cá nhân cần thực hiện theo quy trình như thế nào?

Cá nhân để được công nhận bệnh binh cần gửi đơn nghị gửi cơ quan, đơn vị đang công tác cùng với một số giấy tờ có liên quan như:
– Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án trong ngày hoặc ngay sau ngày thực hiện nhiệm vụ thể hiện quá trình điều trị bệnh do có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên.
– Phiếu khám sức khỏe định kỳ hoặc phiếu kiểm tra sức khỏe được xác nhận trong thời gian 01 năm sau khi thực hiện nhiệm vụ có ghi nhận tình trạng bệnh có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm.
Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được đơn, có trách nhiệm chuyển đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để hoàn thiện hồ sơ và ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi và đồng thời thực hiện việc cấp giấy chứng nhận bệnh binh.

Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng đang là bệnh binh theo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 như sau:
Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng
1. Chăm lo sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng là trách nhiệm của Nhà nước và xã hội. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân quan tâm, giúp đỡ và thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng phải được xác định và điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ; bảo đảm mức sống của người có công với cách mạng bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
3. Người có công với cách mạng thuộc nhiều đối tượng thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp của nhiều đối tượng; đối với trợ cấp người phục vụ và chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này thì chỉ hưởng mức cao nhất của một chế độ ưu đãi.
4. Người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 12 Điều 16 và khoản 1 Điều 31 của Pháp lệnh này chết thì người hoặc tổ chức thực hiện mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp thuộc nhiều đối tượng thì chỉ hưởng một trợ cấp mai táng.
Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản này đồng thời thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp đồng thời thuộc đối tượng được hưởng chế độ mai táng do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật khác thì hưởng một chế độ mai táng với mức cao nhất.
5. Người có công với cách mạng chết mà có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của Pháp lệnh này thì thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:
a) Thân nhân của hai người có công với cách mạng trở lên được hưởng tối đa hai suất trợ cấp tuất hằng tháng, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này;
b) Thân nhân của một liệt sĩ đồng thời là thân nhân của hai người có công với cách mạng trở lên được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của một liệt sĩ và trợ cấp tuất hằng tháng của một người có công với cách mạng;
c) Thân nhân của hai liệt sĩ trở lên và đồng thời là thân nhân của người có công với cách mạng thì hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân của liệt sĩ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này;
d) Thân nhân của người có công với cách mạng mà người có công đó thuộc hai đối tượng người có công với cách mạng trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của một đối tượng;
đ) Con của người có công với cách mạng từ đủ 18 tuổi trở lên nếu đã hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học hoặc đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học mà thôi học hoặc bị buộc thôi học thì không được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
6. Thân nhân của người có công với cách mạng thuộc trường hợp được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng thì hưởng một suất trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
Theo đó, chính sách đối với người có công với cách mạng đang là bệnh binh sẽ thực hiện theo quy định trên của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm