Tài sản thế chấp là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhằm bảo vệ quyền của các bên. Hiện nay, nhiều người thực hiện việc thế chấp nhưng chưa thực sự hiểu rõ các quy định pháp luật về vấn đề này. Vậy đối với việc thế chấp tài sản là đất Nhà nước cho thuê được quy định như thế nào?
Chuyên mục hỏi đáp pháp luật của LSX có nhận được câu hỏi như sau:
Chào Luật sư, hiện tại vợ chồng tôi đang muốn thế chấp một mảnh đất được Nhà nước cho thuê thu tiền hàng năm để sản xuất nông nghiệp. Vậy mảnh đất này tôi có thể thế chấp không và điều kiện để tôi có thể thế chấp được là gì?
Sau đây LSX xin được trả lời câu hỏi này như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
1. Về thế chấp tài sản
Việc thế chấp tài sản là việc một người (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho người khác (bên nhận thế chấp). Pháp luật cũng quy định tài sản dùng để thế chấp sẽ do bên thế chấp giữ và các bên có thể thỏa thuận để giao cho người thứ ba giữ tài sản đó.
Xem thêm: thế chấp tài sản là gì
2. Quy định về tài sản thế chấp
Tại Điều 318 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về tài sản dùng để thế chấp như sau:
“1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy, nếu thế chấp toàn bộ hoặc một phần bất động sản, động sản thì vật phụ cũng sẽ thuộc tài sản thế chấp; đối với thế chấp quyền sử dụng đất cũng vậy nhưng có thể khác nếu các bên có thỏa thuận.
3. Về tài sản thế chấp là đất Nhà nước cho thuê
Tuy nhiên, đối với trường hợp thế chấp tài sản là đất được Nhà nước cho thuê có thu tiền để thì cá nhân sử dụng đất có những quyền sau được quy định tại Điều 179 Luật đất đai năm 2013:
- Quyền và nghĩa vụ chung theo Điều 166 và Điều 170 của luật này; bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê.
- Quyền thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; cho thuê tài sản.
- Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.
- Góp vốn bằng tài sản của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất.
Như vậy, việc dùng đất được Nhà nước cho thuê có thu tiền để làm đất nông nghiệp mang đi thế chấp là không đúng theo quy định của pháp luật. Cá nhân được thế chấp tài sản gắn liền với đất thuê mà không được quyền thế chấp quyền sử dụng đất thuê đó nếu còn trong thời hạn thuê.
4. Điều kiện để có thể thế chấp tài sản là đất trong trường hợp trên
Để thế chấp được mảnh đất mà Nhà nước cho thuê có thu tiền, thì người sử dụng phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi đó việc thế chấp quyền sử dụng đất sẽ phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng thời, người sử dụng đất có thể thế chấp quyền sử dụng đất khi:
4.1. Thời điểm
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
- Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thế chấp sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất.
- Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất được thế chấp khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
- Sau khi người sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất.
4.2. Loại đất được thế chấp
Và những loại đất được thế chấp bao gồm:
- Đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức;
- Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất;
- Đất được cho thuê trả tiền đất một lần cho cả thời gian thuê;
- Đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;
- Đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế
Vậy, để thế chấp được đất mà Nhà nước cho thuê có thu tiền thì người sử dụng đất có thể thế chấp sau khi đạt được các yếu tố về thời điểm và loại đất được thế chấp như trên.
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề thế chấp tài sản mà tài sản thuộc đất Nhà nước cho thuê có thu tiền. Để biết thêm chi tiết và được vấn cụ thể hơn về vấn đề này, vui lòng liên hệ LSX qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi liên quan
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Điều kiện để thế chấp tài sản tại ngân hàng là gì?” answer-0=”Điều kiện để thế chấp tài sản tại ngân hàng là: tài sản phải thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của người thế chấp; Tài sản không vướng tranh chấp, pháp lý rõ ràng và không thuộc quy hoạch của Nhà nước, không bị kê biên, phong tỏa; Giá trị tài sản được dùng để đảm bảo nghĩa vụ vay của ngân hàng.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp đất?” answer-1=”- Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. – Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Khi nào thì chấm dứt việc thế chấp?” answer-2=”- Khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt. – Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. – Tài sản thế chấp đã được xử lý. – Theo thỏa thuận của các bên.” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]