Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội nhằm giúp người lao động ổn định cuộc sống trong khoảng thời gian chưa tìm kiếm được việc làm. Thông thường bảo hiểm thất nghiệp sẽ không còn chi trả khi người lao động tìm kiếm được việc làm và bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội trở lại. Lợi dụng điều này nhiều người đã trục lợi bảo hiểm xã hội bằng cách vẫn có việc làm nhưng không đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian này để được hưởng thêm bảo hiểm thất nghiệp. Vậy quy định pháp luật về việc trục lợi bảo hiểm thất nghiệp này như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Nếu không hoàn trả bảo hiểm thất nghiệp thì phải làm sao?” dưới đây của LSX để được giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Khi nào phải thực hiện thủ tục hoàn trả tiền bảo hiểm thất nghiệp?
Bảo hiểm thất nghiệp là loại bảo hiểm đặc thù mang tính chất hỗ trộ người lao động. Nhưng nhiều người vì thiếu hiểu biết hoặc vì lòng tham vẫn cố gắng trục lợi đối với khoản tiền này. Điều này làm mất đi tính nhân văn của bảo hiểm xã hội và nếu để lâu sẽ gây ra những hệ luỵ khó lường. Chính vì vậy bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện những biện pháp thường xuyên cùng với đó là đưa ra những biện pháp cụ thể với vấn đề này một trong số đó có hoàn tiền bảo hiểm xã hội.
Khoản 3 Điều 53 Luật việc làm 2013 người đatng hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thuộc 1 trong các trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Tìm được việc làm mới;
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
- Hưởng lương hưu hằng tháng;
- Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
- Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
- Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
- Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
- Chết;
- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị tòa án tuyên bố mất tích;
- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
Như vậy, trong trường hợp người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tìm được công việc mới và ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc chính thức, theo quy định, người lao động sẽ chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, khi đó, thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chưa được hưởng sẽ được bảo lưu và dùng làm căn cứ để tính toán thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo, khi người lao động đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
Nếu người lao động có ý định giấu thông tin hoặc không thông báo cho trung tâm việc làm hoặc trung tâm bảo hiểm thất nghiệp để tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, sẽ vi phạm quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, người lao động sẽ bị yêu cầu hoàn trả số tiền đã nhận sai quy định và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trường hợp của bạn, khi bạn tìm được việc làm mới bạn sẽ phải phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc đã có việc làm để dừng hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho bạn. Bạn bắt đầu ký hợp đồng từ 09/11/2022 nhưng vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng 11/2022 nên sẽ bị trùng thời gian tháng vừa đóng bảo hiểm xã hội vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do đó, bạn phải thực hiện thủ tục hoàn trả tiền bảo hiểm thất nghiệp cho số tiền trợ cấp thất nghiệp tháng 11/2022 mà bạn đã được nhận.
Xử lý đối với trường hợp có việc làm nhưng không thông báo
Có việc làm nhưng lại không thông báo với bảo hiểm xã hội để tiếp tục được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là một tình trạng rất phổ biến. Để ngăn chặn tình trạng này bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đưa ra một số biện pháp nhất định như yêu cầu người hưởng bảo hiểm nhận bảo hiểm hàng tháng trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội, yêu cầu ký thông báo tìm kiếm việc làm, kiểm tra giám sá quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của những người đang được hưởng chế độ thất nghiệp và xử lý mạnh tay những trường hợp có việc làm nhưng không thông báo.
Rất nhiều trường hợp người lao động thuộc trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, đặc biệt là khi có việc làm mới nhưng không thông báo đến trung tâm dịch vụ việc làm về tình hình tìm được việc làm của mình để nhận thêm phần hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo quy định tại Điều 27, Nghị định 55/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP mức xử phạt vi phạm của người lao động khi hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng khi có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng khi có một trong các hành vi lách luật để hưởng bảo hiểm thất nghiệp sau:
- Thỏa thuận với cơ sở đào tạo nghề làm giả hồ sơ để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Không thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hàng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Vì vậy, người lao động cần chú ý đến việc khai báo tình hình tìm kiếm việc làm hàng tháng theo lịch hẹn với trung tâm dịch vụ việc làm, để tránh tình trạng bị ngừng trợ cấp thất nghiệp hoặc bị phạt nếu đã tìm được công việc mới.
Nếu không hoàn trả bảo hiểm thất nghiệp thì phải làm sao?
Nhiều người khi nhận được thông báo hoàn trả lại khoản tiền bảo hiểm thất nghiệp đã nhận thường có tâm lý không muốn trả lại khoản tiền này. Nhiều người sẽ lờ đi và không tham gia bảo hiểm xã hội nữa hay tham gia bảo hiểm xã hội bằng 1 sổ khác. Nhưng bạn nên biết rằng hiện nay bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý những người tham gia bảo hiểm xã hội bằng hệ thống tự động vô cùng chính xác và rõ ràng nên việc bạn muốn không hoàn trả khoản tiền bảo hiểm là rất khó để thực hiện.
Căn cứ pháp luật: khoản 9 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (sau đây viết tắt là Nghị định số 28/2015/NĐ-CP) như sau:
“1. Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
- Sửa đổi, bổ sung điểm b, d, đ, e, h khoản 1; khoản 2; khoản 5 Điều 21:
b) Có việc làm
Người lao động được xác định là có việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đã giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động có hiệu lực theo quy định của pháp luật;”
Theo quy định nêu trên, trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà giao kết hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng sẽ thuộc trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp người lao động đã có việc làm nhưng không thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm mà vẫn tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm c Khoản 1 và Khoản 3 Điều 40 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP như sau:
“Điều 40. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
- Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, số tiền trợ cấp thất nghiệp, số tiền hỗ trợ học nghề, số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều này.”
Theo quy định nêu trên, người vi phạm về nghĩa vụ thông báo có việc làm khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ bị phạt hành chính từ 1 tới 2 triệu và buộc phải trả lại số tiền đã vi phạm.
Như vậy, bạn vừa đi làm đóng bảo hiểm vừa nhận trợ cấp thất nghiệp là bạn đã vi phạm quy định về việc thông báo đã có việc làm. Bạn phải nộp lại số tiền và nộp phạt vi phạm hành chính. Trường hợp bạn không hoàn trả số tiền đã vi phạm và số tiền bị phạt hành chính, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không tiến hành chốt lại sổ bảo hiểm cho bạn và không giải quyết các chế độ liên quan tới bảo hiểm của bạn nữa.
Mời bạn xem thêm
- Làm bảo hiểm thất nghiệp cần công chứng những gì?
- Cách đăng ký bảo hiểm thất nghiệp trên VssID nhanh
- Mức lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, LSX sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nếu không hoàn trả bảo hiểm thất nghiệp thì phải làm sao?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo mẫu văn bản thừa kế đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 53, Luật việc làm 2013 người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ bị tam dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thuộc 1 trong 13 trường hợp sau đây:
Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
Tìm được việc làm mới;
Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
Hưởng lương hưu hằng tháng;
Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
Chết;
Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Bị tòa án tuyên bố mất tích;
Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
Như vậy, trong trường hợp người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có việc mới và đã được ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc chính thức người lao động sẽ bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Đồng thời khi đó người lao động sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện theo quy định.
Rất nhiều trường hợp khi có việc làm người lao động không thông báo đến trung tâm BHTN để hưởng thêm trợ cấp hoặc cơ quan BHXH nơi trực tiếp chi trả trợ cấp BHXH về tình hình tìm được việc làm của mình để nhận thêm phần hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo quy định tại Điều 27, Nghị định 55/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP mức phạt vi phạm của người lao động khi hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng khi có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng BHXH, BHTN.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi có một trong các hành vi lách luật để hưởng bảo hiểm thất nghiệp sau:
– Thỏa thuận với cơ sở đào tạo nghề làm giả hồ sơ để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Không thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hàng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.