Để việc lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam được thực hiện một cách chuẩn mực, chính xác thì khi lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cần tuân thủ nguyên tắc được quy định. Có thể thấy nguyên tắc lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là rất quan trọng. Vậy, nguyên tắc lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là gì?
Cán cân thanh toán quốc tế là một khái niệm không mấy phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, chính vì vậy có thể nhiều người chưa nắm được cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là gì? Để hiểu rõ hơn quy định về xán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là gì, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 16/2014/NĐ-CP về cán cân thanh toán quốc tế cụ thể như sau:
“Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam (sau đây gọi tắt là cán cân thanh toán) là báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định.“
Theo đó, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định.
Trong đó:
– Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây:
(1) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010;
(2) Tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam;
(3) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;
(4) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại (1), (2), (3);
(5) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;
(6) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại (4), (5) và cá nhân đi theo họ;
(7) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;
(8) Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên.
Đối với người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không kể thời hạn là những trường hợp không thuộc đối tượng người cư trú;
(9) Chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức hiện diện tại Việt Nam của bên nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.
– Người không cư trú là các đối tượng không thuộc các trường hợp của người cư trú.
Nguyên tắc lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
Khi lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam thì cơ quan lập cán cân thanh toán quốc tế cần thực hiện theo nguyên tắc mà pháp luật quy định. Hãy theo dõi nội dung dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn về nguyên tắc lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam như thế nào nhé.
Nguyên tắc lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam được quy định tại Điều 8 Nghị định 16/2014/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Phù hợp với thông lệ quốc tế về thống kê cán cân thanh toán và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
– Đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán là đồng đôla Mỹ (USD).
– Tỷ giá quy đổi đồng Việt Nam (VND) sang USD là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.
– Quy đổi các ngoại tệ không phải USD sang USD được thực hiện như sau:
+ Quy đổi ngoại tệ sang VND theo tỷ giá tính chéo của VND so với loại ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước công bố để tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu áp dụng trong kỳ báo cáo;
+ Sau khi quy đổi sang VND, việc quy đổi sang USD được thực hiện theo tỷ giá quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 16/2014/NĐ-CP.
– Thời điểm thống kê các giao dịch là thời điểm thay đổi quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú.
– Giá trị của giao dịch được xác định theo nguyên tắc thị trường tại thời điểm giao dịch.
Cơ cấu, nội dung chủ yếu của cán cân thanh toán quốc tế
Khi tìm hiểu về cán cân thanh toán quốc tế, ta cần nắm được cơ cấu, nội dung chủ yếu của cán cân thanh toán quốc tế như thế nào? Cơ cấu, nội dung chủ yếu của cán cân thanh toán quốc tế đã được pháp luật quy định một cách cụ thể. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Tại Điều 13 Nghị định 16/2014/NĐ-CP quy định về cơ cấu, nội dung chủ yếu của cán cân thanh toán quốc tế như sau:
– Cán cân thanh toán bao gồm các hạng mục chính như sau:
+ Cán cân vãng lai bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư, chuyển giao vãng lai được quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 của Nghị định này;
+ Cán cân vốn bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về chuyển giao vốn được quy định tại Điều 18 của Nghị định này và mua, bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất của khu vực Chính phủ và khu vực tư nhân;
+ Cán cân tài chính bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, giao dịch phái sinh tài chính, vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi được quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 của Nghị định này;
+ Lỗi và sai sót là phần chênh lệch giữa tổng của cán cân vãng lai, cán cân vốn, cán cân tài chính với cán cân thanh toán tổng thể;
+ Cán cân thanh toán tổng thể được xác định bằng thay đổi dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo.
– Nội dung chi tiết của các hạng mục thuộc cán cân thanh toán được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Thời hạn cung cấp thông tin, số liệu lập, phân tích cán cân thanh toán quốc tế
Để có thể lập cán cân thanh toán quốc tế theo quy trình, thủ tục quy định thì các công việc liên quan cần được thực hiện trong khoảng thời gian quy định. Vậy, thời hạn cung cấp thông tin, số liệu lập, phân tích cán cân thanh toán quốc tế là bao lâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.
Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 16/2014/NĐ-CP thì thời hạn cung cấp thông tin, số liệu lập, phân tích cán cân thanh toán như sau:
+ Thông tin, số liệu lập, phân tích cán cân thanh toán quý và số liệu điều chỉnh của các kỳ báo cáo trước (nếu có) được cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước chậm nhất vào ngày 30 tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo;
+ Thông tin, số liệu lập, phân tích cán cân thanh toán năm và số liệu điều chỉnh của các kỳ báo cáo trước (nếu có) được cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 năm tiếp theo ngay sau năm báo cáo.
– Thời hạn cung cấp thông tin, số liệu dự báo cán cân thanh toán:
Thông tin, số liệu phục vụ việc dự báo cán cân thanh toán năm được cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước chậm nhất vào ngày 10 tháng 9 của năm trước liền kề.
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 16/2014/NĐ-CP về định kỳ, thời hạn lập và phân tích cán cân thanh toán như sau:
Điều 9. Định kỳ, thời hạn lập và phân tích cán cân thanh toán
1. Cán cân thanh toán được lập và phân tích theo định kỳ quý, năm.
2. Thời hạn báo cáo cán cân thanh toán:
a) Cán cân thanh toán quý được lập và phân tích trong thời gian 45 ngày kể từ khi kết thúc quý báo cáo;
b) Cán cân thanh toán năm được lập và phân tích trong thời gian 60 ngày kể từ khi kết thúc năm báo cáo.“
Theo quy định trên, cán cân thanh toán quốc tế quý được lập và phân tích trong thời gian 45 ngày kể từ khi kết thúc quý báo cáo. Cán cân thanh toán quốc tế năm được lập và phân tích trong thời gian 60 ngày kể từ khi kết thúc năm báo cáo.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nguyên tắc lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam mới 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Xe mới mua chưa có biển số có được lưu thông. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Những loại thông tin cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước được liệt kê tại Điều 6 Nghị định 16/2014/NĐ-CP gồm:
– Loại thông tin do các Bộ cung cấp, bao gồm:
+ Chủ trương, chính sách, kế hoạch, chiến lược phát triển – kinh tế xã hội của Việt Nam trong từng thời kỳ liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, lao động, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài, vay trả nợ nước ngoài ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch, chiến lược đó;
+ Các thông tin theo mẫu biểu báo cáo quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV Nghị định này;
+ Các thông tin khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước để phục vụ việc lập, phân tích và dự báo cán cân thanh toán.
– Loại thông tin do các cá nhân, tổ chức khác cung cấp theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và theo quy định tại các cuộc điều tra thống kê định kỳ hoặc đột xuất phục vụ việc lập, phân tích, dự báo cán cân thanh toán.
Đơn vị cung cấp và nhận thông tin lập cán cân thanh toán được quy định tại Điều 4 Nghị định 16/2014/NĐ-CP như sau:
– Đơn vị cung cấp thông tin: Các đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định 16/2014/NĐ-CP, cụ thể bao gồm:
+ Các Bộ:
++ Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
+ Bộ Tài chính;
+ Bộ Công Thương;
+ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
+ Các cá nhân và tổ chức khác cung cấp thông tin phục vụ việc lập, phân tích và dự báo cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
– Đơn vị nhận thông tin: Ngân hàng Nhà nước.