Chào Luật sư, hiện nay quy định về đóng thuế thu nhập cá nhân ra sao? Tôi làm việc cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên mỗi tháng tôi phải gửi tiền về quê cho ba mẹ và còn nuôi thêm một cháu nhỏ. Vậy tiền đó có được trừ ra để đóng thuế thu nhập cá nhân hay không? Mặc dù tôi kiếm được nhiều tiền nhưng cũng phải chi trả nhiều loại tiền khi sinh hoạt ở thành phố nên số dư còn lại cũng không nhiều. Nếu trừ số tiền này ra thì thu nhập của tôi rơi vào khoảng 20-30 triệu mỗi tháng. Vậy theo quy định hiện nay thì Tổng thu nhập bao nhiêu phải đóng thuế TNCN theo quy định? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của LSX. về vấn đề “Tổng thu nhập bao nhiêu phải đóng thuế TNCN”, chúng tôi xin tư vấn đến bạn các nội dung như sau:
Căn cứ tính thuế đối với tiền lương của người lao động ra sao?
Hiện nay đối với những ai có thu nhập cao, và mức thu nhập theo luật định thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc tính lương có những quy định về cách tính, khoản trừ, thu nhập không tính thuế… Cụ thể căn cứ tính thuế đối với tiền lương của người lao động như sau:
Để tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương của người lao động phải dựa vào Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:
- Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:
a) Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 9 Thông tư này.
b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này.
c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 9 Thông tư này. - Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:
thuế suất
…
Như vậy khi tính thuế đối với tiền lương của người lao động cần phải dựa vào các căn cứ như trên để đảm bảo được tính chính xác và các quyền, lợi ích của người lao động.
Tổng thu nhập bao nhiêu phải đóng thuế TNCN?
Hiện nay theo quy định thì việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân được quy định cụ thể hơn. Hiện nay khi tính tiền lương đạt mức đóng thuế, có thể xem xét khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó thì Tổng thu nhập bao nhiêu phải đóng thuế TNCN hiện nay là:
Các khoản thu nhập chịu thuế được quy định cụ thể tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
…
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
…
Đồng thời, căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế như sau:
Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
…
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
…
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:
Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Các khoản tiền nào mà người lao động được giảm trừ thuế?
Hiện nay còn rất nhiều khoản giảm trừ mà người lao động được tính. Ví dụ như trường hợp một người có thu nhập từ trúng số thì có tính đóng thuế thu nhập cá nhân hay không? Hay tiền thưởng tết có được xem xét giảm trừ thuế không? Quy định về vấn đề này hiện nay như sau:
Các khoản giảm trừ này được quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
- Giảm trừ gia cảnh
Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân; khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Điều 12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau:
a) Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.
Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
b) Mức giảm trừ gia cảnh
b.1) Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
b.2) Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
… - Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
a) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
b) Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện
… - Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
…
Như vậy, nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định trên thì người lao động sẽ được giảm trừ các khoản tiền trước khi xác định thu nhập tính thuế như: tiền giảm trừ gia cảnh, tiền giảm trừ với các khoản đóng bảo hiểm, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Có thể thấy nhằm hỗ trợ người lao động trong quá trình lao động việc quy định các khoản giảm trừ giúp giảm bớt chi phí đóng thuế của người lao động. Đồng thời đóng góp hỗ trợ, nâng cao chất lượng công việc và đời sống của người lao động.
Thời hạn truy thu thuế thu nhập cá nhân là bao lâu?
Sau khi đã xác định được đối tượng đóng thuế thu nhập cá nhân thì thời hạn để truy thu thuế hiện nay cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Truy thu thuế hiện nay sẽ được tính theo mỗi tháng hay mỗi năm? Thời hạn truy thu thuế thu nhập cá nhân hiện nay có thể tối đa là:
Theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế
…
- Thời hạn truy thu thuế
a) Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ tiền thuế truy thu (số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, tiền chậm nộp tiền thuế) vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
b) Thời hạn truy thu thuế tại điểm a khoản này chỉ áp dụng đối với các khoản thuế theo pháp luật về thuế và khoản thu khác do tổ chức, cá nhân tự khai, tự nộp vào ngân sách nhà nước.
Đối với các khoản thu từ đất đai hoặc khoản thu khác do cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân thì cơ quan có thẩm quyền xác định thời hạn truy thu theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan nhưng không ít hơn thời hạn truy thu theo quy định tại điểm a khoản này.
Theo đó, thời hạn truy thu thuế thu nhập cá nhân người lao động là 10 năm trở về trước kể từ ngày phát hiện vi phạm.
Hết thời hạn này, người lao động không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp lại khoản thuế chưa đóng.
Nếu người lao động không thực hiện đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề quyết toán thuế đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tổng thu nhập bao nhiêu phải đóng thuế TNCN là bao nhiêu?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như chi phí hợp thửa đất…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 và Điều 19 Luật Quản lý thuế 2019 về việc truy thu thuế thu nhập cá nhân thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý thuế bao gồm các cơ quan là:
– Cục thuế;
– Chi cục thuế;
– Tổng Cục thuế.
Phạm vi và đối tượng áp dụng:
a. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
b. Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn.
c. Những người làm việc trong các công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Quỹ Hỗ trợ phát triển và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, gồm:
Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị; thành viên Ban kiểm soát;
Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng (không kể Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng);
Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh; viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và nhân viên thừa hành, phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định cá nhân được tính là người phụ thuộc của người nộp thuế là cá nhân cư trú và phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
+ Người bị khuyết tật, không có khả năng lao động
+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
– Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.