Hiện nay, khi xuất nhập khẩu hàng hóa sang lãnh thổ quốc gia khác thì việc khai hải quan là thủ tục quan trọng và không thể thiếu. Trong đó, việc nộp các khoản thuế là lệ phí là điều kiện tất yếu để hàng hóa được quá cảnh. Sổ ATA hay còn gọi là sổ tạm quản là chứng từ được dùng để tạm quản hảng hóa. Vậy cụ thể, Thủ tục hoàn trả sổ ATA thực hiện như thế nào? Thời hạn của sổ ATA thay thế là bao lâu? Trong việc hoàn trả số ATA VCCI có nhiệm vụ như thế nào? Tại bài viết này, LSX sẽ giải đáp lần lượt từng băn khoăn trên cho quý độc giả.
Căn cứ pháp lý
Sổ ATA là sổ gì?
Tạm quản hàng hóa là chế độ quản lý đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập vào quốc gia hoặc vùng lãnh thổ là thành viên của một số công ước nhất định. Trong quá trình này, sổ ATA là một trong những chứng từ quan trọng và không thể thiếu. Vậy theo quy định hiện hành, hiểu thế nào về khái niệm ATA, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 64/2020/NĐ-CP về sổ tạm quản như sau:
Sổ tạm quản (sau đây gọi là sổ ATA) là chứng từ để thực hiện tạm quản hàng hóa, được chấp nhận thay thế tờ khai hải quan để làm thủ tục hải quan và đảm bảo thanh toán tiền thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí (nếu có) đối với hàng hóa tạm quản theo quy định tại Nghị định này.
Các trường hợp được cấp sổ ATA thay thế
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp cấp sổ ATA thay thế như sau:
Cấp sổ ATA thay thế
- Các trường hợp cấp sổ ATA thay thế
a) Hàng hóa không thể tái nhập vào Việt Nam trước ngày sổ ATA hết hạn;
b) Sổ ATA bị mất, rách nát hoặc bị phá hủy trong thời hạn của sổ ATA tại lãnh thổ của một trong các bên tham gia ký Công ước Istanbul;
c) Sửa đổi, bổ sung thông tin trên sổ ATA đã được VCCI cấp, trừ thông tin về hàng hóa trên sổ ATA trong trường hợp sổ ATA chưa thực hiện thủ tục tạm xuất.…
Theo quy định trên, các trường hợp được cấp sổ ATA thay thế theo Công ước Istanbul là hàng hóa không thể tái nhập vào Việt Nam trước ngày sổ ATA hết hạn.
Trường hợp sổ ATA bị mất, rách nát hoặc bị phá hủy trong thời hạn của sổ ATA tại lãnh thổ của một trong các bên tham gia ký Công ước Istanbul thì được cấp sổ ATA thay thế.
Đồng thời sổ ATA thay thế cũng được cấp trong trường hợp sửa đổi, bổ sung thông tin trên sổ ATA đã được VCCI cấp, trừ thông tin về hàng hóa trên sổ ATA trong trường hợp sổ ATA chưa thực hiện thủ tục tạm xuất.
Thủ tục hoàn trả sổ ATA được thực hiện như thế nào?
Thủ tục tạm nhập tái xuất hàng hóa tạm quản phải được thực hiện trong thời hạn quy định. Nếu hàng hóa không thể tái xuất trước khi hết thời hạn mà pháp luật quy định, người khai hải quan thực hiện cấp sổ ATA thay thế để gia hạn thời hạn tạm xuất, tái nhập. Vậy khi đó, thủ tục hoàn trả sổ ATA được thực hiện như thế nào, quý độc giả hãy cùng tìm hiểu nhé:
Tại Điều 10 Nghị định 64/2020/NĐ-CP thủ tục hoàn trả sổ ATA trong thực hiện cơ chế tạm quản theo công ước Instanbul quy định như sau:
- Hồ sơ hoàn trả sổ ATA
a) Sổ ATA đã sử dụng (bao gồm đầy đủ các cuống, cuống phiếu và phiếu còn lại trong sổ) hoặc sổ ATA thay thế và sổ ATA cũ đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 4 Điều 9 Nghị định này (sổ thay thế và sổ cũ bao gồm đầy đủ các cuống, cuống phiếu và phiếu còn lại trong sổ) hoặc sổ ATA chưa sử dụng (bao gồm đầy đủ các cuống, cuống phiếu và phiếu đã cấp): 01 bản chính;
b) Chứng từ chứng minh đã kết thúc tạm quản hàng hóa đối với trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa, thay đổi mục đích sử dụng, tiêu hủy, bị mất, phá hủy ở nước ngoài (nếu có): 01 bản chính.
- Trách nhiệm của chủ sổ ATA
Chủ sổ ATA có trách nhiệm nộp hồ sơ hoàn trả sổ ATA quy định tại khoản 1 Điều này cho VCCI.
- Trách nhiệm của VCCI
a) Tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trọng thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, VCCI thông báo bằng văn bản cho chủ sổ và thực hiện thu hồi sổ ATA.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, VCCI có văn bản yêu cầu chủ sổ cung cấp bổ sung thông tin, chứng từ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp thông tin, chứng từ cung cấp bổ sung của chủ sổ hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông tin, chứng từ bổ sung, VCCI thông báo bằng văn bản cho chủ sổ và thực hiện thu hồi sổ ATA.
Trường hợp thông tin, chứng từ cung cấp bổ sung của chủ sổ không hợp lệ hoặc quá thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày VCCI có văn bản yêu cầu bổ sung thông tin, chứng từ mà chủ sổ không bổ sung thông tin, chứng từ liên quan, VCCI có văn bản thông báo việc từ chối thu hồi sổ ATA cho chủ sổ;
b) Thực hiện giải chấp khoản bảo đảm cho chủ sổ ATA theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Thời hạn của sổ ATA thay thế là bao lâu?
Hàng hóa tạm quản phải tuân thủ các chính sách về quản lý đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập theo quy định. Trong đó thời hạn tạm nhập tái xuất là một trong những điều kiện phải tuân theo. Vậy cụ thể, theo quy định của pháp luật hiện hành, thời hạn của sổ ATA thay thế là bao lâu, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tham khảo nội dung sau để biết được câu trả lời nhé:
Theo quy định tại khoản 6 Điều 9 Nghị định 64/2020/NĐ-CP về thời hạn của sổ ATA thay thế như sau:
Cấp sổ ATA thay thế
- Thời hạn của sổ ATA thay thế:
a) Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thời hạn sử dụng của sổ ATA thay thế là 12 tháng kể từ ngày cấp.
b) Trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này, thời hạn sử dụng của sổ ATA thay thế là thời hạn của sổ ATA cũ.
Như vậy, đối với sổ ATA thay thế được cấp cho trường hợp hàng hóa không thể tái nhập vào Việt Nam trước ngày sổ ATA hết hạn thì thời hạn sử dụng của sổ ATA thay thế là 12 tháng kể từ ngày cấp.
Đối với sổ ATA thay thế được cấp do Sổ ATA bị mất, rách nát hoặc bị phá hủy trong thời hạn của sổ ATA tại lãnh thổ của một trong các bên tham gia ký Công ước Istanbul hoặc được sửa đổi, bổ sung thông tin trên sổ ATA đã được VCCI cấp thì thời hạn sử dụng của sổ ATA thay thế là thời hạn của sổ ATA cũ.
Trong việc hoàn trả số ATA VCCI có nhiệm vụ như thế nào?
Thủ tục cấp sổ ATA trong thực hiện cơ chế tạm quản theo công ước Instanbul là một quá trình quan trọng để hỗ trợ việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia tham gia công ước này. Trong đó, vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) rất quan trọng. Vậy cụ thể, Trong việc hoàn trả số ATA VCCI có nhiệm vụ như thế nào, độc giả hãy cùng theo dõi nhé:
Theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của VCCI như sau:
Thủ tục cấp sổ ATA
- Trách nhiệm của VCCI:
a) Tư vấn cho chủ sổ ATA thông tin liên quan đến chính sách mặt hàng, các chứng từ mà các quốc gia dự kiến thực hiện tạm quản hàng hóa yêu cầu, tuyến đường đi của lô hàng, các quyền và trách nhiệm của chủ sổ ATA, mức khoản bảo đảm và chi phí cấp sổ ATA;
b) Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ đề nghị cấp sổ ATA quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, VCCI thực hiện cấp sổ ATA trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do chủ sổ ATA nộp.
Trường hợp cần đối chiếu hàng hóa với thông tin hàng hóa chủ sổ đã khai khi đề nghị cấp sổ ATA, VCCI thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi cấp sổ ATA.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ hoặc kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không phù hợp, chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hoặc kết thúc việc kiểm tra thực tế hàng hóa, VCCI có văn bản yêu cầu chủ sổ ATA làm rõ hoặc cung cấp bổ sung thông tin, chứng từ quy định tại khoản 2 Điều này;
c) In ấn, phát hành sổ ATA và thu, kê khai, quản lý, sử dụng phí cấp sổ ATA theo quy định;
d) Cập nhật thông tin sổ ATA vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp chưa có Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thì VCCI thông báo bằng văn bản và gửi 01 bản chụp sổ ATA cho Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày cấp sổ;
đ) Trả sổ ATA cho chủ sổ và lưu 01 bản chụp sổ ATA đã được cấp cùng với hồ sơ đề nghị cấp sổ ATA…
Như vậy, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có những trách nhiệm được quy định tại khoản 4 Điều 8 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm tư vấn cho chủ sổ tạm quản thông tin liên quan đến chính sách mặt hàng, các chứng từ mà các quốc gia dự kiến thực hiện tạm quản hàng hóa yêu cầu, tuyến đường đi của lô hàng, các quyền và trách nhiệm của chủ sổ ATA, mức khoản bảo đảm và chi phí cấp sổ ATA.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục hoàn trả sổ ATA“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về Thành lập công ty Tp Hồ Chí Minh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ đề nghị cấp sổ ATA thay thế gồm:
a) Đơn đề nghị cấp sổ ATA theo Mẫu số 02/ĐĐN quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
b) Mẫu sổ ATA đã được khai báo (đánh máy) đầy đủ các thông tin tại mặt trước và mặt sau của trang bìa theo mẫu sổ ATA quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính và 01 bản chụp;
c) Giấy ủy quyền theo Mẫu số 03/GUQ quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này trong trường hợp người đề nghị cấp sổ ATA không phải là chủ sổ: 01 bản chính;
d) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hoặc tham dự sự kiện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này: 01 bản chụp;
đ) Chứng từ chứng minh sổ ATA bị mất hoặc bị phá hủy (đối với trường hợp bị mất hoặc bị phá hủy quy định tại điểm b khoản 1 Điều này): 01 bản chụp;
e) Sổ ATA đề nghị thay thế (trong trường hợp sổ ATA cũ còn hạn tối thiểu 20 ngày hoặc sổ ATA cũ bị rách nát): 01 bản chính;
g) Chứng từ liên quan đến thông tin sửa đổi, bổ sung (nếu có): 01 bản chụp;
h) Thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành hoặc giấy nộp tiền cho VCCI (đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này): 01 bản chính.
Thủ tục Hoàn trả sổ ATA trong thực hiện cơ chế Tạm quản theo Công ước Instanbul được thực hiện tại VCCI (Viện Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Việt Nam) hoặc các cơ quan hải quan được ủy quyền bởi VCCI.