Giám định khuyết tật ở đâu theo quy định hiện hành?

bởi Hương Giang
Giám định khuyết tật ở đâu

Nhằm đảm bảo tính công bằng trong xã hội, nhà nước luôn có những chính sách đãi ngộ đặc biệt dành cho những người có khuyết tật bẩm sinh về các bộ phận trên cơ thể mà không thể sinh hoạt bình thường như người khác. Để được công nhận thuộc đối tượng này thì cần phải làm giám định khuyết tật tại cơ quan nhà nước. Vậy cụ thể, Giám định khuyết tật ở đâu theo quy định hiện hành? Trình tự thực hiện giám định khuyết tật như thế nào? Hồ sơ khám giám định bao gồm những gì? Nhằm giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, LSX cung cấp các quy định liên quan qua bài viết sau.

Trình tự thực hiện giám định khuyết tật như thế nào?

Anh T kết hôn với chị B vào năm 2018, có một đứa con chung là em M. Tuy nhiên em M khi sinh ra không may bị khuyết tật ở tay nên không thể sinh hoạt như các bạn bè khác. Vợ chồng anh T nay muốn làm thủ tục giám định khuyết tật cho con để cho con được hưởng chính sách của nhà nước. Vậy theo quy định hiện hành, trình tự thực hiện giám định khuyết tật như thế nào, chúng ta hãy cùng làm rõ nhé:

Căn cứ vào Điều 18 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về thủ tục xác định mức độ khuyết tật như sau:

– Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

– Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật, lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và ra kết luận.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật.

Giám định khuyết tật ở đâu
Giám định khuyết tật ở đâu

Hồ sơ khám giám định bao gồm những gì?

Không phải ai sinh ra trên đời cũng may mắn có đủ đầy các bộ phận cơ thể như người bình thường. Điều này gây ra không ít khó khăn cho người khuyết tật nên nhà nước đã có những đãi ngộ riêng cho họ. Để được hưởng chính sách thì người đó cần làm hồ sơ giám định khuyết tật. Vậy theo quy định hiện hành, hồ sơ khám giám định bao gồm những gì, chúng ta hãy cùng làm rõ nhé:

Tên giấy tờMẫu đơn, tờ khaiSố lượng
Đơn đề nghị (theo Mẫu số 01).Mẫu số 01_TT so 01_2019_TT-BLDTBXH ngay 02 thang 01 nam 2019.docxBản chính: 1 – Bản sao: 0
Bản sao các giấy tờ y tế chứng minh về khuyết tật: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có)Bản chính: 1 – Bản sao: 0
Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày 01/6/2012Bản chính: 1 – Bản sao: 0

Giám định khuyết tật ở đâu theo quy định hiện hành?

Chị L có một đứa con gái là em P. Năm nay em P vào lớp 1 nên chị L muốn làm hồ sơ giám định khuyết tật để cho em P được hưởng các chính sách đãi ngộ dành cho người khuyết tật khi đến lớp. Vậy cụ thể theo quy định hiện hành, chị P có thể làm thủ tục giám định khuyết tật ở đâu theo quy định hiện hành, chúng ta hãy cùng làm rõ nhé:

Điều 15 Luật Người khuyết tật 2010 quy định như sau:

– Việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.

– Trong các trường hợp sau đây thì việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện:

+ Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật;

+ Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;

+ Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác.

– Trường hợp đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì việc xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Chính phủ.

Giám định khuyết tật ở đâu
Giám định khuyết tật ở đâu

Phương pháp xác định mức độ khuyết tật

Để xác định được một người có được hưởng chế độ dành cho người khuyết tật hay không thì cần phải giám định. Có nhiều phương pháp để tiến hành xác định mức độ khuyết tật hiện nay. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, phương pháp xác định mức độ khuyết tật gồm những phương pháp gì, chúng ta hãy cùng làm rõ nhé:

Các phương pháp xác định mức độ khuyết tật được quy định như sau:

(1) Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ vào quy định dạng tật, mức độ khuyết tật và quan sát trực tiếp người khuyết tật thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí về y tế, xã hội và phương pháp khác theo quy định để xác định mức độ khuyết tật.

Trừ trường hợp quy định tại mục (2), (3).

(2) Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng tật và mức độ khuyết tật đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật người khuyết tật 2010, cụ thể như sau:

– Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật;

– Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;

– Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác.

(3) Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày 01/6/2012 thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:

– Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

– Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

– Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.

(4) Trường hợp văn bản của Hội đồng giám định y khoa trước ngày 01/6/2012 kết luận chưa rõ về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật theo quy định tại mục (1).

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đềGiám định khuyết tật ở đâu đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Chủ tịch ủy ban nhân dân xã có phải là chủ tịch hội đồng xác định mức độ khuyết tật không?

Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 16 Luật người khuyết tật 2010 quy định:
– Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thành lập.
– Hội đồng xác định mức độ khuyết tật bao gồm các thành viên sau đây:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng;
+ Trạm trưởng trạm y tế cấp xã;
+ Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội;
+ Người đứng đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Như vậy, chủ tịch xã làm chủ tịch hồi đồng trong trường hợp xác định mức độ khuyết tật nêu trên.

UBND xã có quyền yêu cầu xác định lại mức độ khuyết tật không?

Theo Điều 20 Luật người khuyết tật 2010 quy định:
Việc xác định lại mức độ khuyết tật được thực hiện theo đề nghị của người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật.
Như vậy, việc xác định lại mức độ khuyết tật được thực hiện theo đề nghị của người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật, vậy nên UBND cấp xã yêu cầu xác định lại mức độ khuyết tật là trái quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm