Xuất nhập khẩu hiện nay là một trong những ngành thế mạnh của Việt Nam hiện nay. Về cơ bản chúng ta chỉ thấy xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán, thông thương qua lại giữa những người kinh doanh ở hai quốc gia khác nhau. Việc mua bán này phát sinh tại hai lãnh thổ nên ngoài chịu sự quản lý của quốc gia người mua thì còn phải chịu thêm những quy định pháp luật tại quốc gia của người bán. Một trong những vấn đề cũng nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc khi nhắc đến xuất nhập khẩu đó là đồng tiền có thể được sử dụng. Vậy đồng tiền ghi trên hóa đơn xuất khẩu là đồng tiền nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Đồng tiền ghi trên hóa đơn xuất khẩu là đồng tiền nào? ” dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin chi tiết.
Căn cứ pháp lý
- Công văn số 11352/BTC-TCHQ về hoá đơn xuất nhập khẩu.
Hóa đơn xuất khẩu là gì?
Thời đại hội nhập mở ra cho con người ta rất nhiều những cơ hội để có thể kinh doanh buôn bán. Thay vì kinh doanh buôn bán những mặt hàng chủ lực trong nước thì còn có những mặt hàng dùng để xuất khẩu và đạt được những thành tựu lớn. Việc xuất khẩu hàng hoá sẽ giúp cho nền kinh tế trong nước ngày càng phát triển và có những cơ hội mở ra đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Khi chúng ta mua bán dù trong hay ngoài nước cũng cần có hoá đơn. Vậy hoá đơn xuất khẩu là gì?
Hóa đơn xuất khẩu hay còn được gọi với cái tên khác là hóa đơn thương mại, tên quốc tế là Commercial Invoice (viết tắt là CI). Thông thường, hóa đơn này sẽ do nhà sản xuất (người bán) phát hành cho nhà nhập khẩu (người mua), hóa đơn sẽ liệt kê chi tiết tất cả các chi phí mà người nhập khẩu cần chi trả cho người xuất khẩu. Trong hóa đơn sẽ bao gồm những nội dung cần thiết như: đơn giá, tổng giá trị, đặc điểm của hàng hóa; các điều kiện giao hàng; phương thức thanh toán; phương thức vận chuyển,…
Các loại hóa đơn xuất khẩu
Cũng như khi bạn kinh doanh buôn bán trong nước thì có rất nhiều các loại hoá đơn mà bạn có thể lựa chọn sử dụng trong trường hợp này. Đầu tiên bạn có thể sử dụng hoá đơn thương mại thay cho hoá đơn xuất khẩu thông thường. Trong trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá của mình vào những khu vực phi thuế quan thì hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hoá đơn bán hàng cũng có thê được sử dụng. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể bạn có thể lựa chọn những loại hoá đơn cho phù hợp.
Theo Công văn số 11352/BTC-TCHQ, Bộ Tài Chính quy định:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, Bộ Tài Chính quy định người bán sử dụng hóa đơn thương mại thay thế hóa đơn xuất khẩu.
- Trường hợp doanh nghiệp nội địa xuất khẩu hàng hóa vào khu vực phi thuế quan: Sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
Theo Khoản 2, Điều 3, Thông tư 39/2014/TT-BTC về các loại hóa đơn:
- Hóa đơn giá trị gia tăng: Sử dụng cho các tổ chức kê khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong phạm vi nội địa.
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
- Hoạt động xuất khẩu hàng hóa và cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.
- Hóa đơn bán hàng sử dụng cho các đối tượng:
- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Tổ chức, cá nhân trong khu vực phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phạm vi nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.
Khi viết hóa đơn thương mại xuất khẩu, kế toán cần lưu ý rõ những tiêu thức sau:
- Tên người xuất khẩu/gửi hàng: Ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, quốc gia xuất khẩu.
- Tên người nhập khẩu/nhận hàng: Ghi tên công ty, địa chỉ và thông tin liên hệ (số điện thoại).
- Số hóa đơn, ngày phát hành: Bắt buộc phải ghi đầy đủ để làm thủ tục hải quan.
- Mô tả chi tiết sản phẩm: Ghi tên thông thường của sản phẩm, cấp hạng hoặc chất lượng, mã hiệu, số hiệu và ký hiệu hàng hóa khi lưu thông trên thị trường nội địa nước xuất khẩu.
- Số lượng kiện: Ghi tổng số lượng kiện của lô hàng.
- Ghi giá của từng mặt hàng và loại tiền sử dụng.
- Phương thức vận chuyển: Đường không hoặc đường biển.
- Điều khoản giao hàng: Ghi rõ theo bản Incoterm nào (ví dụ 2000 hoặc 2010,…).
- Điều khoản thanh toán: Ghi TT, TTR, LC, No Payment và ghi đồng tiền thanh toán như USD, EUR, JPY,…
- Các thông tin khác: Ghi rõ các khoản nư cước phí vận tải, chi phí bao bì, đóng gói,..
Đồng tiền ghi trên hóa đơn xuất khẩu là đồng tiền nào?
Vì việc xuất khẩu là việc mua bán qua lại giữa nhiều nước nên hoá đơn xuất khẩu được phép ghi nhận đồng tiền nào chắc hẳn cũng là thắc mắc của nhiều người khi bắt đầu tham gia xuất nhập khẩu. Hiện nay nhà nước quy định chúng ta có thể sử dụng linh hoạt nguồn tiền trong các hoá đơn xuất nhập khẩu. Đối với những nghành được quy định chắc chắn phải sử dụng đến hoá đơn sử dụng đồng tiền của Việt Nam thì bạn có thể sử dụng đồng tiền Việt Nam vào trong hoá đơn với ký hiệu là “đ” ở cuối số tiền và ngược lại với những trường hợp khác.
Hóa đơn nói chung dùng cho những người có thu nhập cá nhân hoặc doanh nghiệp, khi thực hiện các hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ giấy tờ, đất đai như giải quyết khởi kiện tranh chấp đất đai,…
Căn cứ điểm c khoản 13 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nội dung của hóa đơn và Thông tư số 200/2014/TT-BTC:
Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam có ký hiệu là “đ”. Trường hợp phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ thì đơn giá, thành tiền, tổng tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng tiền thanh toán… được ghi bằng đơn vị tiền tệ của đồng ngoại tệ. Bên cạnh đó người bán thể hiện tỷ giá đồng ngoại tệ so với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
- Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn theo ngoại tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.
- Trường hợp người nộp thuế có phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ thì quy đổi đồng ngoại tệ sang Việt Nam đồng theo tỷ giá giao dịch thực tế – tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ soạn thảo đơn tố cáo hành vi cố ý gây thương tích nhanh năm 2023
- Mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh chuẩn quy định 2023
- Mẫu đơn trình báo làm mất giấy tờ tuỳ thân năm 2023
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử LSX với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đồng tiền ghi trên hóa đơn xuất khẩu là đồng tiền nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng về tư vấn pháp lý về khởi kiện tranh chấp đất đai. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định số 123/2020/TT-BTC về lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa xuất khẩu:
“c) Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử. Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.”
Như vậy: Thời điểm lập hóa đơn xuất khẩu theo thông tư 78 là thời điểm hoàn tất thủ tục hải quan (ngày xác nhận thông quan). Căn cứ theo ngày đã lập hóa đơn xuất khẩu doanh nghiệp ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu.
Doanh nghiệp cần ghi chữ nước ngoài trên hóa đơn thì chữ nước ngoài được đặt bên phải và trong ngoặc đơn () hoặc ngay bên dưới dòng chữ tiếng Việt với kích thước chữ nhỏ hơn tiếng Việt.
Trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua hàng. Do đó, trên hóa đơn xuất khẩu không cần có chữ ký của khách hàng mua hàng hay dịch vụ ở nước ngoài.