Thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế là bao lâu?

bởi Thanh Thủy
Thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế

Hiện nay với sự phát triển không ngừng của nền khoa học kỹ thuật thì việc số hóa các loại giấy tờ đã không còn xa lạ gì đối với người dân, các tổ chức hay doanh nghiệp. Điều này đã tạo ra khá nhiều sự thuận lợi cho cả doanh nghiệp và đối với cả cơ quan quản lý Nhà nước. Một trong những loại giấy tờ đã được số hóa và sử dụng phổ biến hiện nay chính là hóa đơn điện tử. Sau đây mời các bạn hãy cùng LSX tìm hiểu về vấn đề “Thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế” qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Quy định về chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hóa đơn là chứng từ kế toán do các tổ chức hay cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, nội dung hóa đơn sẽ ghi nhận những thông tin về việc bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ. Hiện nay với việc ứng dụng công nghệ thì hóa ngoài hóa đơn giấy thì còn có hóa đơn điện tử. Đây là một trong những nội dung mới đối với khá nhiều người.

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 22 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định quy định như sau:

“Điều 22. Trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

3. Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (chuyển trực tiếp hoặc gửi qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử).
a) Phương thức và thời điểm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử
a.1) Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này cùng thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường hợp sau:

Cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực: bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không, chứng khoán.

– Bán hàng hóa là điện, nước sạch nếu có thông tin về mã khách hàng hoặc mã số thuế của khách hàng.

Người bán lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử hàng hóa, cung cấp dịch vụ phát sinh trong tháng hoặc quý (tính từ ngày đầu của tháng, quý đến ngày cuối cùng của tháng hoặc quý) theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này để gửi cơ quan thuế cùng với thời gian gửi Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trường hợp phát sinh số lượng hóa đơn lớn thì bảng tổng hợp sẽ được tách theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế nhằm đảm bảo yêu cầu gửi nhận dữ liệu trên đường truyền.
Đối với hóa đơn gửi theo bảng tổng hợp thì người bán gửi thông tin hủy, điều chỉnh trực tiếp trên bảng tổng hợp của các kỳ tiếp theo mà không gửi thông báo hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA Nghị định này đến cơ quan thuế.
Các hóa đơn được lập cho tổng doanh thu của người mua là cá nhân không kinh doanh phát sinh trong ngày hoặc tháng theo bảng kê chi tiết thì người bán chỉ gửi dữ liệu hóa đơn điện tử (không kèm bảng kê chi tiết) đến cơ quan thuế.
Riêng đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng thì người bán tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo từng mặt hàng để thể hiện trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử và chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử này ngay trong ngày.
a.2) Phương thức chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn áp dụng đối với trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không thuộc quy định tại điểm a1 khoản này.
Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi hóa đơn cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế.”

Theo đó, đối với phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử thì thời điểm gửi tờ khai giá trị gia tăng sẽ thực hiện theo thời gian quy định tại Luật Quản lý thuế 2019. Đối với phương thức chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn áp dụng đối với trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không thuộc trường hợp tại điểm a1 điểm a khoản 3 Điều 22 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì sau khi lập đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi hóa đơn cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế.

Thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế

Thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế

Như đã phân tích ở trên thì các cá nhân hay doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử có trách nhiệm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế, Tuy nhiên đây là một quy định mang tính khá mới nên hiện nay có rất nhiều trường hợp vẫn chưa nắm được các quy định về vấn đề này. vậy thì pháp luật hiện nay quy định về thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế ra sao?, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Đối với hóa đơn điện tử chứa mã cơ quan thuế:

Theo khoản 1 Điều 17 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân kinh doanh phải tạo, ký số và gửi hóa đơn điện tử lên cơ quan thuế để nhận mã cơ quan thuế.

Hệ thống cấp mã hóa đơn của Tổng cục Thuế sẽ thực hiện tự động việc cấp mã cho hóa đơn và thông báo kết quả cấp mã cơ quan thuế cho người gửi nếu các yêu cầu sau được tuân thủ:

  • Hóa đơn điện tử phải chứa đầy đủ thông tin theo Điều 10 của Nghị định.
  • Hóa đơn điện tử phải tuân thủ định dạng theo Điều 12 của Nghị định.
  • Thông tin đăng ký phải chính xác theo Điều 15 của Nghị định.
  • Hóa đơn điện tử không thuộc trường hợp ngừng sử dụng theo khoản 1 Điều 16 của Nghị định.

Do đó, với hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế, người bán phải tức thì chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế sau khi hóa đơn được lập và yêu cầu mã cơ quan thuế. Hóa đơn cũng phải được gửi cho người mua tương ứng.

Đối với hóa đơn không chứa mã cơ quan thuế:

Phương pháp và thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không chứa mã cơ quan thuế tuân theo khoản 3 Điều 22 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:

Trường hợp 1: Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử thông qua việc lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử. Điều này áp dụng cho các trường hợp bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ đặc thù như bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không, chứng khoán.

Hóa đơn bán hàng hóa như điện và nước sạch sẽ cũng nằm trong trường hợp này nếu có thông tin về mã khách hàng hoặc mã số thuế của khách hàng.

Thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử qua Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn là ngày cuối cùng nộp hồ sơ khai thuế GTGT. Đối với việc khai và nộp thuế theo tháng, thời hạn là ngày 20 của tháng tiếp theo. Đối với việc khai và nộp thuế theo quý, thời hạn là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.

Riêng trường hợp bán xăng dầu, người bán cần tổng hợp dữ liệu từ tất cả hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo từng mặt hàng, sau đó thể hiện thông tin này trên Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử và phải chuyển bảng tổng hợp dữ liệu này trong cùng ngày. Trường hợp 2: Chuyển đầy đủ thông tin hóa đơn áp dụng cho tình huống bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ thông thường không thuộc trường hợp 1.

Thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không chứa mã cơ quan thuế cho trường hợp này là chậm nhất trong cùng ngày, theo khoản 1 Điều 6 của Thông tư số 78/2021/TT-BTC.

Lưu ý rằng, việc gửi dữ liệu hóa đơn điện tử sau khi nhận thông báo về lỗi kỹ thuật từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế sẽ không được coi là vi phạm thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử (theo khoản 4 Điều 20 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP).

Những hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn khai báo như mua bán sản phẩm, dịch vụ đất đai có thể kể qua làm đơn xin hợp thửa đất, phân phối sản phẩm, làm giấy tờ hành chính,.. tùy vào trường hợp sẽ có thông tin chuyển dữ liệu hóa đơn lên cơ quan thuế.

Xử phạt hành vi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn 

Câu hỏi: Chào Luật sư, Công ty tôi mới được thành lập và hiện nay đang kinh doanh các sản phẩm làm từ tre, do mới thành lập nên chúng tôi vẫn chưa có kinh nghiệm trong nhiều việc, Trong quá trình bán hàng thì chúng tôi có xuất hóa đơn điện tử nhưng lại không biết phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế nên hôm trước công ty tôi đã nhận được thông báo là không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định. Luật sư cho tôi hỏi là trường hợp của côgn ty tôi thì sẽ bị xử phạt như thế nào ạ?. Mong luật sư giải đáp.

Căn cứ Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định mức phạt khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 06 đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;

+ Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;

+ Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định.

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế theo quy định.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, LSX sẽ cung cấp dịch vụ quyết toán thuế tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng về tư vấn pháp lý về đơn xin hợp thửa đất. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền xử phạt trường hợp không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định?

Căn cứ theo Điều 32 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định người có thẩm quyền xử phạt bao gồm:
Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình;
Cục trưởng cục Thuế trong phạm vi đại bàn quản lý của mình;
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện;
Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh;
Chánh thanh tra Sở Tài chính;
Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
Chánh Thanh tra Bộ Tài chính.
Trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì vụ xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
Trường hợp vụ việc đang xử lý phải áp dụng các mức tiền phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, hình phạt bổ sung vượt quá thẩm quyền thì người có thẩm quyền xử phạt đang xử lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan, người có thẩm quyền để xử phạt.

Hình thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử là gì?

Căn cứ theo Khoản 7 Điều 4, Khoản 4 Điều 12, Điều 22 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn chứng từ, dữ liệu hóa đơn điện tử được chuyển đến cơ quan thuế thông qua hình thức:
Chuyển trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế khi đáp ứng yêu cầu: kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, băng thông tối thiểu 5Mbps; Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức kết nối; Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
Gửi thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
Đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn ủy nhiệm, bên ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm