Mạng xã hội là cụm từ quen thuộc trong đời sống của mỗi chúng ta, đặc biệt là với giới trẻ hiện nay khi mà mạng xã hội đã trở thành một thói quen không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày. Theo đó, các nhà kinh doanh thiết lập mạng xã hội cũng phát triển nhanh chóng bởi xu thế sử dụng ngày càng phổ biến bởi nhiều người dùng. Về mặt pháp lý, muốn thiết lập mạng xã hội, tổ chức, doanh nghiệp cần phải làm thủ tục viết đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Thủ tục này được thực hiện như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Quy định về cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng
Về mặt pháp lý, muốn thiết lập mạng xã hội, tổ chức, doanh nghiệp cần phải làm thủ tục viết đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Đây là một thủ tục bắt buộc đối với nhà thiết lập mạng, nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Vậy, 1uy định về cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng theo pháp luật hiện hành như thế nào?
Về khái niệm mạng xã hội, khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định rõ nét về khái niệm mạng xã hội như sau:
“Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.“
Về khái niệm Giấy phép thiết lập mạng xã hội, ta có thể hiểu đây là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho tổ chức kinh doanh đủ điều kiện, thiết lập Website có tính năng cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng để thực hiện việc tìm kiếm, giải trí, trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn, chia sẻ âm thanh, video, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
Vậy, để thiết lập mạng xã hội, tổ chức, doanh nghiệp phải xin cấp Giấy phép mạng xã hội và phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc làm này là điều bắt buộc đối với tổ chức, doanh nghiệp; nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt hành chính đối với hành vi của mình.
Về hình thức xử phạt, theo quy định tại Điều 98 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 14/2022/NĐ-CP về các vấn đề liên quan đến việc vi phạm Giấy phép mạng xã hội, nhà thiết lập mạng có thể phải chịu những hình phạt như sau:
-Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Không làm thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phép thiết lập mạng xã hội trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng;
- Không thông báo đến cơ quan cấp giấy phép khi có sự thay đổi chủ sở hữu, địa chỉ trụ sở chính.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép thiết lập mạng xã hội theo quy định trong trường hợp có thay đổi hoặc bổ sung thông tin trong giấy phép.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập mạng xã hội nhưng không có giấy phép.
– Ngoài ra, tổ chức, doanh nghiệp có thẻ phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung như sau:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
- Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
– Bên cạnh đó, nhà thiết lập mạng còn phải tuân theo các biện pháp khắc phục hậu quả nếu có hậu quả phát sinh từ việc vi phạm quy định về Giấy cấp phép thiết lập mạng xã hội: Buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả tên miền do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Về điều kiện cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội, để được cấp Giấy phép mạng xã hội, nhà thiết lập mạng cần phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 23 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, khoản 7 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Điều kiện về chủ thể: tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép phải là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ hoặc ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải có tư cách pháp nhân thành lập theo quy trình thủ tục tại Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện đúng với ngành nghề mà đăng ký kinh doanh cũng như đã công bố trên Cổng thông tin quốc gia.
– Điều kiện về tổ chức, nhân sự: tổ chức, nhân sự cần phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 23a Nghị định 27/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Có ít nhất 1 nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin là người có quốc tịch Việt Nam hoặc đối với người nước ngoài có thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp còn thời hạn ít nhất 6 tháng tại Việt Nam kể từ thời điểm giao nộp hồ sơ.
- Có bộ phận quản lý nội dung thông tin.
- Bộ phận quản lý kỹ thuật có tối thiểu 01 người đáp ứng quy định về kỹ năng quản trị trang mạng thông tin điện tử và kỹ năng an toàn, bảo mật thông tin.
– Điều kiện về tên miền: tổ chức, doanh nghiệp đã đăng ký tên miền, sử dụng để thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội cần đáp ứng quy định sau:
- Đối với tổ chức, doanh nghiệp không phải là cơ quan báo chí, dãy ký tự tạo tên miền không được giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí.
- Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội sử dụng ít nhất 01 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam
- Trang thông tin điện tử, tổng hợp và mạng xã hội của cùng tổ chức, doanh nghiệp không được sử dụng cùng tên miền có dãy ký tự giống nhau ( bao gồm cả tên miền thứ cấp)
- Tên miền phải tuân thủ quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên internet. Tên miền “.vn” phải có thời hạn sử dụng ít nhất là 06 tháng tại thời điểm cấp phép. Đối với tên miền quốc tế phải có xác nhận sử dụng tên miền hợp pháp.
– Điều kiện về kỹ thuật: thiết bị kỹ thuật của trang web có khả năng đáp ứng yêu cầu sau:
– Mạng xã hội: Đối với các thông tin về tài khoản, thời gian đăng nhập, đăng xuất, địa chỉ IP của người sử dụng và nhật ký xử lý thông tin thì phải lưu chữ tối thiểu 2 năm từ khi đăng tải;
– Khi người sử dụng vi phạm, thiết bị phải có chức năng tiếp nhận và xử lý cảnh báo thông tin vi phạm đó;
– Trường hợp truy cập bất hợp pháp hoặc bằng các hình thức tấn công khác trên môi trường mạng thì thiết bị cần phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn truy cập ngay, đồng thời cũng phải tuân theo những tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thông tin;
– Có các phương án dự phòng bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phụ khi có sự cố xảy ra, trừ những trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;
– Các thiết bị kỹ thuật đảm bảo phải có ít nhất 1 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại thời điểm bất kỳ có thể đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ cung cấp thông tin trên toàn bộ các trang thông tin điện tử, mạng xã hội do tổ chức, doanh nghiệp sở hữu theo quy định.
Ngoài việc đảm bảo điều kiện trê, thiết bị kỹ thuật cần đáp ứng các yêu cầu như sau:
- Thực hiện việc đăng ký, lưu trữ thông tin cá nhân của thành viên, bao gồm: Họ và tên, ngày tháng, năm sinh; số chứng minh nhân sân/thẻ Căn cước công dân/hộ chiếu ngày cấp, nơi cấp, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử nếu có. Trường hợp người sử dụng mà 14 tuổi và chưa có chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu của người giám hộ vfa thể hiện sự cho phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký đó;
- Thực hiện việc xác thực người sử dụng dịch vụ thông qua tin nhắn gửi đến số điện thoại hoặc đến hộp thư điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ hoặc thay đổi thông tin cá nhân;
- Ngắn chặn hoặc loại bỏ thông tin vi phạm khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý có thẩm quyền (Các vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP như: chống lại Nhà nước; tuyên truyền kích động bạo lực; tiết độ bí mất nhà nước; Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống; quẩng cáo tuyền truyền mua bán dịch vụ cấm;……..)
- Thiết lập các cơ chế cảnh báo thành viên khi đăng thông tin có nội dung vi phạm.
– Điều kiện về quản lý nội dung thông tin: nhà thiết lập mạng cần có các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và quản lý thông tin theo quy định về điều kiện quản lý nội dung thông tin mạng xã hội như sau:
– Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội đáp ứng các nội dung như sau (quy định tại Điều 23 Nghị định 72/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP cụ thể là bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 23đ):
+ Các nội dung cấm trao đổi, chia sẻ trên trang mạng xã hội;
+ Quyền và trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
+ Quyền và trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội;
+ Cơ chế xử lý đối với thành viên vi phạm thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
+ Cảnh báo cho người sử dụng các tủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng;
+ Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các thành viên mạng xã hội với tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội hoặc với tổ chức, cá nhân khác. Vấn đề này thường gặp phải bởi những người bị xóa video tiktik hay bị khóa tài khoản không lý do thì có thể khiếu nại lên tổ chức để giải quyết và khác tài khoản về;
+ Công khai việc có hay không thu thập, xử lý các dữ liệu cá nhân của người sử dụng dịch vụ trong thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
+ Trong thỏa thuận cần có cả chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
– Người sử dụng phải đảm bảo những nội dung thỏa thuận trên trực tuyến thì mới có thể sử dụng được các dịch vụ, tiện ích của mạng xã hội;
– Khi có những nội dung vi phạm được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP thì cần có cơ chế phối hợp để loại bỏ chúng chậm nhất là 3 ngày kể từ khi phát hiện hoặc khi nhận được yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép thông qua văn bản, điện thoại, email….;
– Có các biện pháp bảo vệ bí mật riêng riêng như thông tin cá nhân hoặc những bí mật khác của cá nhân;
– Bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng trong việc cho phép thu thập thông tin cá nhân của mình hoặc cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác.
Download đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng
Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội là loại văn bản không thể thiếu trong bộ hồ sơ khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội. Theo đó, tổ chức, cá nhân cần chú ý soạn thảo một mẫu đơn hoàn chỉnh, tỉ mỉ và cẩn thận, tránh điền sai hoặc thiếu trông tin thì có thể sẽ vi phạm quy định về việc cấp Giấy phép và có thể bị xử phạt. Biểu mẫu đơn xin cấp Giấy phép được quy định Mẫu số 25 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2018/NĐ-CP, bạn đọc có thể tham khảo và tải về miễn phí dưới đây:
Hướng dẫn cách soạn đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng thể hiện sự cam kết của nhà thiết lập mạng về việc tuân thủ các quy định và nghĩa vụ được áp đặt bởi cơ quan có thẩm quyền về thông tin và truyền thông. Do đó, tổ chức, cá nhân thiết lập mạng cần phải bảo đảm tính minh bạch trong việc điền các thông tin liên quan trong đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội. Theo đó, một số lưu ý cho bạn đọc khi soạn thảo đơn đề nghị cấp phép thiết lập mạng xã hội như sau:
– Phần kính gửi ghi rõ thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử)
– Ghi rõ tên cơ quan chủ quản (nếu có): …
– Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội: …
– Ghi rõ mục đích thiết lập mạng xã hội: …
– Ghi rõ loại hình dịch vụ mạng xã hội: (dịch vụ tạo blog, diễn đàn, trò chuyện trực tuyến….)
Hồ sơ xin giấy phép thiết lập mạng xã hội gồm những gì?
Xin giấy phép thiết lập mạng xã hội là thủ tục bắt buộc không thể thiếu đối với nhà thiết lập mạng. Để thực hiện thủ tục đề nghị xin giấy phép thiết lập mạng xã hội, nhà thiết lập mạng cần chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu phù hợp theo quy định của pháp luật. Cụ thể, hồ sơ xin giấy phép thiết lập mạng xã hội được quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 27/2018/NĐ-CP gồm các loại giấy tờ như sau:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội;
b) Bản sao hợp lệ gồm bảo sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao đối chiếu với bản gốc một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận, giấy phép tương đương hợp lệ khác được cấp trước ngày có hiệu lực của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13); Điều lệ họat động (đối với các tổ chức hội, đoàn thể). Quyết định thành lập hoặc Điều lệ hoạt động phải có chức năng nhiệm vụ phù hợp với lĩnh vực thông tin trao đổi trên mạng xã hội;
c) Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép, bao gồm các nội dung chính: Các loại hình dịch vụ; phạm vi, lĩnh vực thông tin trao đổi; phương án tổ chức nhân sự, kỹ thuật, quản lý thông tin, tài chính nhằm bảo đảm hoạt động của mạng xã hội phù hợp với các quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 5 Điều 23 Nghị định số 27/2018/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 150/2018/NĐ-CP; thông tin địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam.
d) Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phải có tối thiểu các nội dung sau: Các nội dung cấm trao đổi, chia sẻ trên mạng xã hội; quyền, trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội; quyền, trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội; cơ chế xử lý đối với thành viên vi phạm thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội; cảnh báo cho người sử dụng các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng; cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các thành viên mạng xã hội với tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội hoặc với tổ chức, cá nhân khác; công khai việc có hay không thu thập, xử lý các dữ liệu cá nhân của người sử dụng dịch vụ trong thỏa thuận cung cấp sử dụng dịch vụ mạng xã hội; chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Xin giấy phép thiết lập mạng xã hội ở đâu?
Sau khi đã đáp ứng đầy đủ các loại giấy tờ và các điều kiện cần và đủ để thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép, tổ chức, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu quy định hiện hành về hình thức nộp hồ sơ, cụ thể là phải nộp hồ sơ ở đâu để hợp lệ, tránh bị trả lại hồ sơ. Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội gửi hồ sơ đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử). Bên cạnh hình thức nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính, nhà thiết lập mạng có thể nộp đơn đề nghị cấp giấy thông qua hệ thống bưu chính hoặc là qua Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia.
Mời bạn xem thêm:
- Xử phạt hành vi đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội
- Xử lý hành vi quấy rối trên mạng xã hội bằng cách nào 2022?
- Xử phạt người cung cấp sai thông tin trên mạng xã hội chữa trị COVID-19
Thông tin liên hệ:
LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng“. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Đối với thủ tục xin Giấy phép mạng xã hội là một trường hợp ngoại lệ, theo đó, tổ chức, doanh nghiệp sẽ không phải mất chi phí khi thực hiện thủ tục xin giấy phép mạng xã hội.
Căn cứ tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 27/2018/NĐ-CP thì thủ tục thực hiện như sau:
– Nhà thiết lập mạng có thể chuẩn bị 2 bộ hộ sơ một bộ lưu trữ tại tổ chức, doanh nghiệp, bộ còn lại gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc gửi trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền là Cục Phát nhanh, truyền hình và thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
– Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét, kiểm tra tính hợp lệ, trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan sẽ cấp Giấy phép mạng xã hội theo mẫu quy định, ngược lại nếu hồ sơ không hợp lệ do thiếu, sai sót thì sẽ bị từ chối và đồng thời cơ quan đó sẽ gửi văn bản trả lời và nêu rõ lý do để tổ chức, doanh nghiệp nắm rõ và sử đổi, bổ sung.
– Hàng năm doanh nghiệp cần gửi hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để thực hiện báo cáo hoạt động sau cấp giấy phép có nhiều trường hợp báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông, thông thường thời gian vào trước ngày 15 tháng 1 hàng năm tổ chức, doanh nghiệp gửi báo cáo trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền đó là Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và truyền thông.
Các hình thức nộp đơn mà nhà thiết lập mạng có thể lựa chọn gồm:
– Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính;
– Qua hệ thống bưu chính;
– Qua Internet.