Để một bộ phim có thể được lên sóng trên màn ảnh nhỏ thì các nhà làm phim phải tiến hành đăng ký giấy phép phân loại phim cho bộ phim đó để có thể tiến hành lưu thông trên thị trường. Để có thể làm được giấy phép đó bạn phải tiến hành thủ tục cấp giấy phép phân loại phim với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét và phê duyệt cấp giấy phép. Nhằm giúp cho quý bạn đọc có thể hoàn thành nhanh nhất các thủ tục cấp giấy phép phân loại phim, LSX mời quý bạn đọc tham khảo bài viết thủ tục cấp giấy phép phân loại phim có trình tự như thế nào?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phân loại phim bao gồm những gì?
Để có thể hoàn thành một bộ hồ sơ cấp giấy phép phân loại phim, các đoàn làm phim phải hoàn thành được bộ hồ sơ cấp giấy phép phân loại phim. Một bộ hồ sơ cấp giấy phép phân loại phim sẽ bao gồm một văn bản đề nghị cấp giấy phép phân loại phim, một bộ bản sao chứng minh đoàn làm phim đang sở hữu phim đó, bản phim hoàn chỉnh, bảng thuyết minh bằng tiếng việt (nếu là phim nước ngoài).
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Điện ảnh năm 2022 quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân loại phim như sau:
“3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân loại phim bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép phân loại phim theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
b) Bản sao văn bản chứng minh quyền sở hữu phim hoặc quyền sử dụng phim hợp pháp;
c) Bản phim hoàn chỉnh;
d) Bản thuyết minh phim bằng tiếng Việt đối với phim nước ngoài.”
Thủ tục cấp giấy phép phân loại phim có trình tự như thế nào?
Để có thể hoàn thành nhanh chóng các thủ tục có liên quan đến việc cấp giấy phép phân loại phim, bạn cần tham thảo sơ qua các quy định về việc cấp giấy phép phân loại phim. Tại Việt Nam bạn có thể thực hiện thủ tục cấp giấy phép phân loại phim thông qua 02 cách một là thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia, thứ hai là gửi hồ sơ thông qua đường bưu điện và cách cuối cùng là nộp trực tiếp đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Theo Quyết định 3684/QĐ-BVHTTDL quy định về thủ tục cấp giấy phép phân loại phim như sau:
“* Trình tự thực hiện:
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, viết giấy biên nhận và hẹn thời gian trả giấy phép.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy phép phân loại phim theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
– Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trường hợp phim phải điều chỉnh nội dung hoặc hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Điện ảnh 2022, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản phim đã điều chỉnh nội dung, 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đã sửa đổi, bổ sung đầy đủ thông tin, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy phép.
– Trường hợp thay đổi nội dung phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim, tổ chức, cá nhân phải thực hiện đề nghị cấp lại Giấy phép phân loại phim theo quy định tại Điều 27 của Luật Điện ảnh 2022.
– Trường hợp thay đổi tên phim mà không thay đổi nội dung phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim, tổ chức, cá nhân phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy phép phân loại phim.
* Cách thức thực hiện:
Nộp 01 bộ hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.”
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép phân loại phim năm 2024
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép phân loại phim năm 2024 chính là mẫu số 2 Phụ lục I được ban hành kèm theo Thông tư 17/2022/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Chính vì thế nếu bạn sử dụng một mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép phân loại phim thì bạn có thể bị phía cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả đơn. Để có thể tại mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép phân loại phim, mời bạn tham khảo đường link sau.
Thời hạn sử dụng của giấy phép phân loại phim là bao lâu?
Thời hạn sử dụng của giấy phép phân loại phim là bao lâu? Theo quy định mới nhất hiện nay thì pháp luật Việt Nam không có các quy định về thời hạn sử dụng giấy phân loại phim nên trên thực tế nó sẽ được coi là có thời gian sử dụng mãi mãi. Tuy nhiên hiện nay có ý kiến cho rằng phim được phép công chiếu thời gian bao lâu thì thời gian sử dụng phân loại phim sẽ được tính theo khoảng thời gian đó.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Điện ảnh năm 2022 quy định về cấp Giấy phép phân loại phim như sau:
“2. Giấy phép phân loại phim do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp có giá trị trong toàn quốc.”
Theo quy định tại Điều 29 Luật Điện ảnh năm 2022 quy định về thu hồi Giấy phép phân loại phim như sau:
“1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép phân loại phim quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này quyết định thu hồi Giấy phép phân loại phim trong những trường hợp sau đây:
a) Giấy phép phân loại phim được cấp không đúng quy định;
b) Thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân loại phim là giả mạo.”
Thẩm quyền cấp giấy phép phân loại phim
Thẩm quyền cấp giấy phép phân loại phim chính là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiến hành các công tác thẩm định phim để phân loại phim đó thuộc thể loại phim gì và sau đó tiến hành cấp phép phân loại phim để phim đó chiếu trên sóng truyền hình. Đây là một trong những thủ tục quan trong đối với nhiều nhà làm phim trước khi đứa con tinh thần của mình được lên sóng.
Theo quy định tại Điều 27 Luật Điện ảnh năm 2022 quy định về cấp Giấy phép phân loại phim như sau:
“1. Thẩm quyền cấp Giấy phép phân loại phim được quy định như sau:
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy phép phân loại phim phổ biến trong rạp chiếu phim; tại địa điểm chiếu phim công cộng; trên không gian mạng trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 của Luật này; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam quy định tại Điều 24 của Luật này;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được cấp Giấy phép phân loại phim khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.”
Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào thông qua các dịch vụ của LSX như Luật sư tư vấn thừa kế.
Thông tin liên hệ:
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục cấp giấy phép phân loại phim có trình tự như thế nào?“. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
- Đơn đề nghị cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá
- Download đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng
Câu hỏi thường gặp
1. Trường hợp thay đổi nội dung phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim, tổ chức, cá nhân phải thực hiện đề nghị cấp lại Giấy phép phân loại phim theo quy định tại Điều 27 của Luật này.
2. Trường hợp thay đổi tên phim mà không thay đổi nội dung phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim, tổ chức, cá nhân phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy phép phân loại phim.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, nếu không đồng ý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi;
– Loại T18 (18+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Loại T16 (16+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên;
– Loại T13 (13+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên;
– Loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ;
– Loại C: Phim không được phép phổ biến
– Cơ sở điện ảnh có phim được cấp Giấy phép phân loại phim theo quy định phải nộp lưu chiểu 01 bản phim cho cơ quan cấp Giấy phép phân loại phim. Đối với phim Việt Nam sử dụng ngân sách nhà nước phải nộp kịch bản và tài liệu kèm theo phim.
– Thời hạn lưu chiểu phim Việt Nam là 12 tháng kể từ ngày phim được cấp Giấy phép phân loại phim; thời hạn lưu chiểu phim nhập khẩu theo quy định trong Giấy phép phân loại phim.