Nâng ngạch công chức, một quá trình quan trọng trong hệ thống quản lý nhân sự, đề cập đến việc công chức có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình bằng cách chuyển đến ngạch công chức cao hơn so với ngạch hiện tại sau khi vượt qua kỳ thi nâng ngạch hoặc thông qua quy trình xét nâng ngạch công chức được quy định chặt chẽ. Cùng tìm hiểu về Thông tư hướng dẫn thi nâng ngạch công chức hiện hành năm 2023 tại bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019
- Luật Cán bộ, công chức 2008
Điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch công chức như thế nào? Việc nâng ngạch công chức được thực hiện như thế nào?
Kỳ thi nâng ngạch là cơ hội cho công chức thể hiện kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên môn của mình. Điều này không chỉ là một bước quan trọng để đánh giá sự chuẩn bị và đủ năng lực của cá nhân mà còn đồng thời là cơ hội để họ chứng minh khả năng đối mặt với những thách thức và trách nhiệm trong vị trí mới.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019) quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức
1. Công chức dự thi nâng ngạch phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật này;
b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của ngạch công chức đăng ký dự thi;
d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức.
Theo đó, công chức dự thi nâng ngạch công chức phải đáp ứng các điều kiện theo quy định trên.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019) quy định như sau:
Nâng ngạch công chức
1. Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.
2. Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn thì được đăng ký dự thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.
3. Việc thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
4. Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch được bổ nhiệm vào ngạch công chức cao hơn và được xem xét bố trí vào vị trí việc làm tương ứng
Theo đó, việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch..
Công chức đáp ứng điều kiện nào được xét nâng ngạch công chức?
Quy trình xét điều kiện nâng ngạch công chức theo quy định cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo công bằng và minh bạch. Các tiêu chí đánh giá rõ ràng và công bằng sẽ giúp đánh giá đúng khả năng, hiệu suất làm việc của công chức, từ đó quyết định việc nâng ngạch một cách công bằng và chính xác.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019) quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức
…
2. Công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thì được xét nâng ngạch công chức trong các trường hợp sau đây:
a) Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;
b) Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.
Theo đó, công chức đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn sau:
– Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật
– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn
– Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của ngạch công chức đăng ký dự thi
Được xét nâng ngạch công chức trong hai trường hợp:
– Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận
– Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.
Những vị trí công việc thường làm tại cơ quan nhà nước theo yêu cầu của người dân về hành chính đất đai như làm hợp đồng dịch vụ làm sổ đỏ, mua bán chuyển đổi đất, hôn nhân gia đình, giấy tờ, dân sự. Khi được nâng ngạch cần căn cứ vào điều kiện và hiệu quả công việc.
Thông tư hướng dẫn thi nâng ngạch công chức hiện hành năm 2023
Ngày 3/5/2023, Bộ Nội vụ đã chính thức ban hành Thông tư 4/2023/TT-BNV, đánh dấu một bước quan trọng trong việc cải cách hệ thống quản lý cán bộ, công chức viên chức. Thông tư này có tác dụng bãi bỏ hoàn toàn Thông tư 03/2008/TT-BNV, một văn bản quan trọng trước đây về việc hướng dẫn thực hiện xét nâng ngạch không qua thi đối với cán bộ, công chức viên chức đã có thông báo nghỉ hưu.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, LSX sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Thông tư hướng dẫn thi nâng ngạch công chức hiện hành năm 2023” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới soạn thảo hợp đồng dịch vụ làm sổ đỏ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế năm 2023
- Đơn vị tính trên hóa đơn có được viết tắt không?
- Xuất hóa đơn theo hợp đồng được không?
Câu hỏi thường gặp
– Công văn đề nghị của cơ quan; đơn vị chủ quản.
– Các quyết định tuyển dụng; bổ nhiệm ngạch công chức; điều động công chức, phân công nhiệm vụ.
– Các Quyết định thể hiện diễn biến lương theo quá trình công tác.
– Văn bằng; chứng chỉ theo yêu cầu.
– Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
– Bảo đảm tính cạnh tranh.
– Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
– Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số.
– Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
– Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý;
– Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
– Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của tổ chức chính trị – xã hội tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.