Chào luật sư hiện nay quy định về việc tuyển dụng viên chức thế nào? Trước đây tôi tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm tiểu học. Tuy nhiên do bên gia đình chồng tôi có quen nên đưa tôi vào làm công chức nhà nước. Vị trí việc làm của tôi là văn thư, lưu trữ ở sở tài chính. Gần đây con tôi cũng lớn nên tôi cần nhiều thời gian chăm sóc gia đình hơn. Công việc hiện tại của tôi rất nặng nên tôi muốn xin nghỉ. Tôi cũng có nói chuyện với chồng và gia đình thì hầu hết mọi người đều ủng hộ tôi. Tuy nhiên tôi vẫn còn trăn trở vì mình đã từ bỏ chuyên ngành cũng lâu nên không biết công việc này có đảm nhiệm được không? Tôi muốn thi viên chức về làm giáo viên thì có được hay không? Muốn chuyển từ công chức sang viên chức có được không? Mong được luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Muốn chuyển từ công chức sang viên chức chúng tôi xin tư vấn đến bạn như sau:
Viên chức là gì?
Hiện nay những đối tượng làm việc cho nhà nước như công chức, viên chức hoặc cán bộ. Hiện nay nhiều người vẫn chưa phân biệt được khái niệm này một cách đúng đắn. Nhiều người cũng muốn thi viên chức để có được công việc ổn định và lâu dài. Vậy khái niệm viên chức hiện nay được luật ghi nhận như thế nào? Khái niệm về viên chức hiện nay được quy định cụ thể như sau:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (theo Điều 2 Luật viên chức 2010).
Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp:
1. Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.
4. Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
5. Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
6. Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.
7. Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Tiền lương viên chức hiện nay được quy định như thế nào?
Hiện nay khi có những quy định về tiền lương viên chức mà nhiều người quan tâm. Như chúng ta đều biết viên chức là người làm việc, được tuyển dụng theo quy trình được quy định cụ thể. Viên chức hiện nay gồm các ngành như giáo viên và một số ngành khác. Vậy hiện nay mức lương của viên chức được quy định thế nào? Ngoài tiền lương thì viên chức còn có sự đãi ngộ nào hay không? Tiền lương viên chức và những vấn đề liên quan được quy định như sau:
1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
Muốn chuyển từ công chức sang viên chức có được không?
Hiện nay việc luân chuyển công chức hiện nay được thực hiện khi có sự đảm bảo về điều kiện nhất định. Bên cạnh đó thì nhiều người còn có mong muốn chuyển từ công chức sang viên chức hay chuyển từ viên chức sang công chức. Vậy tiêu chuẩn công chức và viên chức hiện nay khác nhau như thế nào và cách để chuyển từ công chức sang viên chức ra sao? Muốn chuyển từ công chức sang viên chức thì cần biết những quy định sau đây:
Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được quy định tại Điều 58 Luật viên chức năm 2010 số 58/2010/QH12 như sau:
“Điều 58. Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức
- Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện như sau:
a) Việc tuyển dụng viên chức vào làm công chức phải thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Trường hợp viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 05 năm trở lên thì được xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển;
b) Viên chức được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức thì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm đồng thời là quyết định tuyển dụng;
c) Viên chức được bổ nhiệm giữ các vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập mà pháp luật quy định là công chức thì được bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm, tiền lương được hưởng theo cơ chế trả lương của đơn vị sự nghiệp công lập, được giữ nguyên chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm, được thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này;
đ) Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển làm viên chức và bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ;
e) Quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang làm cán bộ, công chức và ngược lại được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác.
- Chính phủ quy định chi tiết điều này.”
Trúng tuyển công chức nhưng điều động sang vị trí viên chức có đúng không?
Hiện nay nhiều người tham gia thi tuyển công chức và mong muốn của họ chính là được trúng tuyển vị trí công chức. Tuy nhiên có trường hợp mà họ trúng tuyển công chức nhưng sau đó lại nhận được quyết định điều động sang vị trí viên chức. Hiện nay theo luật định thì việc trúng tuyển công chức có thể được chuyển qua làm việc viên chức là đúng hay sai? Việc trúng tuyển này được quy định như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 58 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) có quy định như sau:
Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức
- Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện như sau:
a) Việc tuyển dụng viên chức vào làm công chức phải thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
b) Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này;
c) Quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang làm cán bộ, công chức và ngược lại được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác
Đồng thời khoản 1 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều động công chức
- Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
b) Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật.
Như vậy, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và các yếu tố năng lực, trình độ chuyên môn và yêu cầu của vị trí viên chức, công chức có thể được điều động sang vị trí việc làm của viên chức.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự LSX với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Muốn chuyển từ công chức sang viên chức có được không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như mẫu thừa kế đất đai…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Câu hỏi thường gặp
Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về viên chức và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về viên chức;
b) Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức trình cấp có thẩm quyền quyết định;
c) Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc ban hành hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp;
d) Quản lý công tác thống kê về viên chức; hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ viên chức; phát triển và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về viên chức;
đ) Thanh tra, kiểm tra việc quản lý nhà nước về viên chức;
e) Hàng năm, báo cáo Chính phủ về đội ngũ viên chức
1. Công văn đề nghị của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận.
2. Bản phô tô quyết định chuyển ngạch của cơ quan có thẩm quyền
3. Quyết định tiếp nhận và điều động
4. Bản photo quyết định lương hiện hưởng
5. Bản sao văn bằng, chứng chỉ có chứng thực
Theo khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập còn có thể được người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận vào làm công chức nếu đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm:
– Nếu không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời hạn thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật;
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có từ đủ 05 năm trở lên, tính từ thời điểm được tuyển dụng, không kể thời gian tập sự công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên (theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2019/TT-BNV).
Ngoài ra, tại khoản 11 Điều 1 Nghị định 161/2018, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập còn phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn.