Công chức là chức danh nhiều người muốn đạt được khi làm việc tại các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập. Muốn được làm việc với vị trí công chức thì bạn cần thực hiện thi tuyển và việc thi tuyển này thường sẽ diễn ra thành từng đợt có thông báo trước đó vài tháng để những người có nhu cầu có thể đăng kí tham gia. Tuy là đầu vào thường được tuyển dụng theo hình thức thi tuyển nhưng cũng có nhữn khi công chức có thể được tuyển thẳng không qua thi tuyển. Điều này được áp dụng với một số trường hợp của công chức cấp xã. Vậy khi nào được tuyển dụng công chức cấp xã không qua thi tuyển? Và quá trình tiếp nhận công chức cấp xã không qua thi tuyển như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết “Tiếp nhận công chức cấp xã không qua thi tuyển?” dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Công chức cấp xã cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Khi chúng ta tham gia các hoạt động cần sự xác thực chứng minh của cơ quan cấp xã thì sẽ được thực hiện qua nhiều bộ phận và nhiều bước khác nhau. Những người đứng ra giúp chúng ta giải quyết hồ sơ giấy tờ được gọi là công chức cấp xã. Đây là nhóm đối tượng chuyên xử lý những công việc chuyên trách và được hoạt động trong bộ máy nhà nước. Cấp xã là cấp thấp nhất trong bộ máy chính trị. Vậy công chức cấp xã cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV (được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BNV) quy định về tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn cụ thể
- Công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 112/2011/NĐ-CP) và các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
d) Trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông. - Căn cứ tiêu chuẩn của công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định:
a) Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trong từng kỳ tuyển dụng;
b) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức danh công chức cấp xã về quản lý nhà nước, lý luận chính trị; ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số (đối với địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ). - Các quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP và Thông tư này là căn cứ để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức thực hiện việc quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, thực hiện các chế độ, chính sách hoặc thực hiện tinh giản biên chế. Đối với công chức đã tuyển dụng trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng đủ theo quy định.
Theo đó, công chức cấp xã cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể theo quy định trên.
Tiếp nhận công chức cấp xã không qua thi tuyển?
Cũng như những đơn vị khác thì công chức cấp xã cũng hoạt động dựa trên hình thức thi tuyển. Việc thi tuyển này được tổ chức thành từng đợt và mỗi lần thi tuyển sẽ lựa chọn công chức cấp xã tại nhiều phòng ban khác nhau. Việc tổ chức kỳ thi cần đảm bảo tính nghiêm minh, kỷ luật, công bằng và không gian lận. Chính vì vậy việc tổ chức kỳ thi tuyển luôn là phương thức được ưu tiên nhiều nhất hiện nay, Nhưng cũng có những trường hợp công chức được tuyển dụng không qua thi tuyển.
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 112/2011/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 34/2019/NĐ-CP) quy định các trường hợp đặc biệt không cần qua thi tuyển công chức nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn như sau:
Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng
- Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã quy định tại Điều 6 Nghị định này và yêu cầu công việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được tuyển dụng không qua thi tuyển, xét tuyển đối với các trường hợp đặc biệt sau:
a) Người tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi ở trong nước hoặc đạt loại khá trở lên ở nước ngoài, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng;
b) Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và có ít nhất 05 năm công tác trong lĩnh vực cần tuyển dụng.
…
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng công chức cấp xã trong trường hợp đặc biệt, cụ thể như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng công chức cấp xã trong trường hợp đặc biệt
…
- Cán bộ cấp xã giữ chức vụ quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP khi thôi đảm nhiệm chức vụ cán bộ cấp xã thì được xem xét, tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 1 Thông tư này;
b) Còn số lượng và vị trí chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng;
c) Đáp ứng được ngay yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng;
d) Trường hợp trước khi bầu giữ chức vụ cán bộ cấp xã chưa phải là công chức cấp xã thì thời gian giữ chức vụ cán bộ cấp xã ít nhất là 05 năm (đủ 60 tháng) trở lên;
đ) Tại thời điểm tiếp nhận không trong thời gian bị xem xét kỷ luật; bị điều tra, truy tố, xét xử và không trong thời hạn bị thi hành kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, công chức cấp xã không cần phải qua thi tuyển chỉ khi đáp ứng được các điều kiện nêu trên.
Xét trường hợp của bạn có trình độ đào tạo từ đại học trở lên (tốt nghiệp đại học loại giỏi), đã từng công tác vị trí tương tự 06 năm và đáp ứng được ngay yêu cầu của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng. Do đó, bạn thuộc trường hợp không cần phải qua thi tuyển nhưng nếu bạn muốn thi tuyển công chức cấp huyện thì cần có những điều kiện tuyển dụng công chức cấp huyện khác.
Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận không qua thi tuyển công chức cấp xã bao gồm những gì?
Khi thi tuyển công chức cấp xã bạn cần phải làm một bộ hồ sơ nộp đến đơn vị tổ chức tuyển dụng thì đối với những trường hợp công chức được tuyển dụng không qua thi tuyển cũng như vậy. Bạn cũng cần nộp một bộ hồ sơ đến với cơ quan mà bạn có ý định làm việc bao gồm những giấy tờ như sau: Một sơ yếu lý lịch theo mẫu có sự xác nhận tại cơ quan đơn vị mà bạn đang cư trú hoặc là làm việc, bản sao giấy khai sinh có xác nhận công chứng…
Căn cứ Điều 7 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định về hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận không qua thi tuyển và xét tuyển vào công chức cấp xã, gồm có:
– Sơ yếu lý lịch theo mẫu có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác hoặc cư trú;
– Bản sao giấy khai sinh;
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh công chức cấp xã dự tuyển được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế đủ điều kiện cấp và trong thời hạn sử dụng theo quy định;
– Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư 13/2019/TT-BNV thì không yêu cầu phải có phiếu lý lịch tư pháp;
– Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác và các hình thức khen thưởng đã đạt được, có nhận xét và xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác;
– Trường hợp xét tuyển công chức là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã phải có ý kiến bằng văn bản của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
– Quyết định phê chuẩn, công nhận giữ các chức vụ, chức danh cán bộ cấp xã, hay tuyển dụng vào viên chức, lực lượng vũ trang…; quyết định được xếp lương hay bổ nhiệm vào ngạch, chức danh nghề nghiệp; xác nhận đóng bảo hiểm xã hội; quyết định nâng bậc lương gần nhất.
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn thực hiện thủ tục đăng ký xe 3 bánh quy định 2023
- Tra cứu nhãn hiệu “Bánh cuốn Thanh Trì” – Đăng ký nhãn hiệu – Luật sư X
- Thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản như thế nào?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của LSX, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tiếp nhận công chức cấp xã không qua thi tuyển?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng về tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ bao nhiêu tiền 1m2. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Những đối tượng được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã không qua thi tuyển bao gồm:
– Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
– Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;
– Người thôi giữ chức vụ cán bộ ở cấp xã (trừ trường hợp vi phạm kỷ luật thôi giữ chức vụ) và người đã từng là cán bộ, công chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã) sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, tiếp nhận vào làm công chức hoặc điều động sang đơn vị hành chính cấp xã khác trong cùng cấp huyện (nếu còn vị trí chức danh công chức và đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn); trường hợp không còn vị trí chức danh công chức cấp xã thì giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 3 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về căn cứ tuyển dụng công chức cấp xã có quy định như sau:
– Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
– Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụ ng bao gồm:
+ Số lượng biên chế công chức được cấp có thẩm quyền giao và số lượng biên chế chưa sử dụng của cơ quan sử dụng công chức;
+ Số lượng biên chế cần tuyển ở từng vị trí việc làm;
+ Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển;
+ Số lượng vị trí việc làm thực hiện xét tuyển (nếu có) đối với từng nhóm đối tượng: Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học; sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng;
+ Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;
+ Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;
+ Các nội dung khác (nếu có).
– Kế hoạch tuyển dụng khi xét tuyển đối với nhóm đối tượng là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Tại Điều 10 Dự thảo Nghị định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố về tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã có quy định như sau:
– Tiêu chuẩn cụ thể của công chức Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về Quân sự.
– Tiêu chuẩn cụ thể của công chức Văn phòng – thống kê; Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính – kế toán; Tư pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội như sau:
+ Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
+ Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên.
Trường hợp Luật có quy định về trình độ chuyên môn nghiệp vụ khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Luật đó.
– Căn cứ tiêu chuẩn của công chức cấp xã quy định tại khoản 2 Điều này và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định:
+ Tiêu chuẩn cụ thể về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại địa bàn cấp xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Ngành đào tạo theo yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã;
+ Xây dựng kế hoạch tạo nguồn, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức danh công chức cấp xã về quản lý nhà nước, lý luận chính trị; ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc thiểu số (đối với địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ), thực hiện các chế độ chính sách và tinh giản biên chế.