Những thầy cô chúng ta thường được gặp hàng ngày đều là những công chức, viên chức nhà nước và được phân chia thành những thứ hạng khác nhau. Để phân biệt những thứ hạng này có thể nhìn vào số năm công tác, bậc lương, mức lương. Vì muốn nâng hạng đối với giáo viên thì cần phải thi tuyển hoặc trong diện được xét tuyển nên cần có những điều kiện về mặt thời gian. Việc nâng hạng đối với giáo viên sẽ giúp cho những người giáo viên đang tham gia hoạt động giảng dạy sẽ có những điều kiện về kinh tế chính trị tốt hơn để làm việc. Vậy thăng hạng đối với giáo viên như thế nào? Thăng hạng GV có cần chứng chỉ ngoại ngữ không? Mời bạn đón đọc bài viết “Thăng hạng GV có cần chứng chỉ ngoại ngữ không?” dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin chi tiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Luật Viên chức
- Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT
Giáo viên có cần phải thực hiện thăng hạng không?
Khi làm giáo viên có nghĩa bạn đang làm việc tại những đơn vị sự nghiệp công lập và có những sự phát triển về cấp bậc giống với công chức, viên chức nhà nước tại những đơn vị khác. Việc thăng hạng của giáo viên là thực hiện xét tuyển và khi thăng hạng xong thì giáo viên có thể được nhận những hỗ trợ nhiều hơn khi chưa thăng hạng. Việc thăng hạng này là tự nguyện và không yêu cầu giáo viên phải bắt buộc thăng hạng. Đối với những trường hợp thăng hạng lên chức danh cao hơn, liền kề không phải ai cũng đủ điều kiện thăng hạng.
Có thể khẳng định, giáo viên không bắt buộc phải xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Điều 31 Luật Viên chức hiện nay nêu rõ:
Viên chức được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT, giáo viên được xét thăng hạng lên chức danh cao hơn liền kề nếu cơ sở giáo dục có nhu cầu, người đứng đầu cử xét thăng hạng cùng các điều kiện khác.
Do đó, không phải mọi trường hợp giáo viên đều được thăng hạng nói chung và xét thăng hạng nói riêng. Đây cũng không phải yêu cầu bắt buộc với mọi giáo viên: Chỉ khi vừa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn thì giáo viên mới được xét thăng hạng.
Thăng hạng GV có cần chứng chỉ ngoại ngữ không?
Nhiều giáo viên được bổ nhiệm từ xưa nên khi làm việc cũng chưa có điều kiện được tiếp thu các kiến thức về tin học hay ngoại ngữ thì có điều kiện được xét thăng hạng đối với giáo viên không? Hiện nay việc xét thăng hạng đối với giáo viên dựa nhiều vào năng lực chuyên môn, số năm công tác với những điều kiện dựa trên nơi công tác làm việc hay hoàn cảnh xuất thân hơn là những điều kiện về chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học. Đối với những giáo viên có hoàn cảnh xuất thân tại những nơi khó khăn hay đặc biệt khó khăn thì cũng được nhiều sự ưu tiên khi xét thăng hạng.
Về điều kiện xét thăng hạng giáo viên, Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT nêu rõ:
– Trường học có nhu cầu, người đứng đầu cơ quan quản lý cử đi xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
– Xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng.
– Đáp ứng các điều kiện về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không đang hoặc trong thời gian thực hiện các quy định về xử lý kỷ luật.
– Được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận.
– Đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Trong đó, tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên các cấp được quy định cụ thể tại các Thông tư 01, 02, 03, 04 của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
Cấp học | Yêu cầu trình độ đào tạo cụ thể |
Trung học phổ thông (THPT) | |
Hạng I | – Bằng thạc sĩ ngành đào tạo giáo viên THPT trở lên.- Chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng I. |
Hạng II | – Bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên THPT trở lên.- Môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân: Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT.- Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II. |
Trung học cơ sở (THCS) | |
Hạng I | – Bằng thạc sĩ ngành đào tạo giáo viên THCS trở lên, hoặc- Bằng thạc sĩ chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy trở lên hoặc- Bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.- Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I. |
Hạng II | – Bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên THCS trở lên.- Nếu môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên: Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS.- Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II. |
Tiểu học | |
Hạng I | – Bằng thạc sĩ ngành đào tạo giáo viên tiểu học trở lên, hoặc- Bằng thạc sĩ chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy trở lên, hoặc- Bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.- Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I. |
Hạng II | – Bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên tiểu học trở lên.- Nếu môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên: Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học.- Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II. |
Mầm non | |
Hạng I | – Bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; Hoặc- Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên.- Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I. |
Hạng II | – Bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; Hoặc- Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên.- Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II. |
Thủ tục xét thăng hạng giáo viên 2023
Khi xét thăng hạng giáo viên chúng ta cần có một bộ hồ sơ xét thăng hạng giáo viên theo quy định hiện nay bao gồm sơ yếu lý lịch lập trước khi nộp hồ sơ xét thăng hạng 30 ngày. Về điều kiện yêu cầu đối với việc lập sơ yếu lý lịch xét thăng hạng giáo viên đó thì cần phải có xác nhận của cơ quan đang sử dụng giáo viên. Tiếp đó là bản đánh giá và nhận xét của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay có thẩm quyền đưa ý kiến về tiêu chuẩn thăng hạng giáo viên.
Hồ sơ xét thăng hạng giáo viên được quy định chi tiết tại Điều 36 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Cụ thể:
- Sơ yếu lý lịch viên chức được lập trước chậm nhất 30 ngày tính đến hạn cuối nộp hồ sơ thăng hạng và cần phải có xác nhận của cơ quan đang sử dụng giáo viên đó.
- Bản đánh giá, nhận xét của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng giáo viên đó hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý trường học về các tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng giáo viên.
- Văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên xét thăng hạng (bản sao).
Riêng trường hợp giáo viên đã chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học, được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ, tin học (nếu hạng chức danh thăng hạng có yêu cầu). Nếu giáo viên được miễn ngoại ngữ, tin học thì được miễn chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
– Các yêu cầu khác.
Nội dung, hình thức xét thăng hạng
Xét từ hạng II lên hạng I | Xét từ hạng III lên hạng II |
Thông qua:- Xét, chấm điểm hồ sơ đăng ký xét thăng hạng.- Kiểm tra, sát hạch khi điểm hồ sơ đạt 100 điểm bằng trắc nghiệm hoặc phỏng vấn.Trắc nghiệm: Làm trong 60 phút tối đa không quá 60 câu hỏi, gồm các câu hỏi về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục, nhiệm vụ của nhà giáo; chấm theo thang điểm 30; thực hiện trên giấy/máy tính.Phỏng vấn: Không quá 15 phút/thí sinh liên quan đến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục và nhiệm vụ của nhà giáo; chấm thang điểm 30 và thực hiện trực tiếp với từng người. | Thông qua xét và chấm điểm hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng với tiêu chí |
Mời bạn xem thêm
- Tải xuống Luật Đê điều 2006 ngay tại đây
- Hộ kinh doanh nộp thuế khoán có xuất hóa đơn không?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế
Khuyến nghị
LSX tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thăng hạng GV có cần chứng chỉ ngoại ngữ không?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề về dịch vụ làm xin xác nhận tình trạng hôn nhân một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 34, giáo viên được xem là trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có đủ hồ sơ kèm minh chứng.
– Xét từ hạng II lên hạng I: Điểm chấm hồ sơ đạt 100 điểm, điểm kiểm tra và sát hạch đạt từ 15 điểm trở lên; xét từ hạng III lên hạng II: Điểm chấm hồ sơ đạt 100 điểm.
– Nếu hồ sơ đáp ứng tiêu chuẩn trên nhiều hơn số chỉ tiêu được giao thì:
Xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I: Lấy điểm kiểm tra, sát hạch từ cao xuống thấp cho hết chỉ tiêu.
Xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II: Sử dụng nhiệm vụ của hạng II làm căn cứ xét thăng hạng. Lấy điểm chấm minh chứng từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu về các nhiệm vụ của hạng II mà hạng III đã thực hiện trong 06 năm liền kề trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ xét thăng hạng.
Đặc biệt, nếu có 02 người có điểm bằng nhau trở lên ở chỉ tiêu cuối cùng thì thực hiện lấy người trúng tuyển theo thứ tự sau đây:
Giáo viên là nữ.
Giáo viên là người dân tộc thiểu số.
Giáo viên nhiều tuổi hơn tính theo ngày, tháng, năm sinh.
Giáo viên có thời gian công tác nhiều hơn.
Nếu vẫn không xác định được thì quyền quyết định chọn ai sẽ do người đứng đầu cơ quan tổ chức xét thăng hạng quyết định sau khi có văn bản trao đổi với người đứng đầu cơ quan quản lý viên chức.