Chào Luật sư tôi có ý định thi viên chức nhưng hiện tại vẫn còn làm ở nơi làm việc cũ. Tôi định thi vào trường THCS vì bây giờ tôi dạy ở trung tâm gia sư. Tôi nghe nói nếu như bây giờ thi công chức thì rất lâu mới có kết quả, hơn nữa lại thi nhiều vòng nên cứ để qua tết thi thì sẽ tốt hơn. Tuy nhiên tôi cũng băn khoăn vì sợ qua tết không có đợt tuyển dụng nữa. Tôi muốn hỏi Thi viên chức bao lâu có kết quả theo quy định? Thi viên chức hiện nay được thực hiện như thế nào? Những ai được nộp hồ sơ để thi viên chức? Mong được luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Thi viên chức bao lâu có kết quả chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Quy định về công chức viên chức hiện nay thế nào?
Hiện nay việc được trở thành công chức hay viên chức là ước mơ của nhiều người. Bởi khi làm việc cho cơ quan nhà nước, họ được cống hiến sức lao động của mình cho xã hội, cho người dân. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn chưa biết những quy định về việc trở thành viên chức như thế nào? Viên chức là những ai? Khái niệm viên chức hiện nay có thể được hiểu như sau:
Thứ nhất, theo Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (Sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019), công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Thứ hai, viên chức theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010 là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Viên chức được phân loại theo quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP như sau:
Một là, theo vị trí việc làm, viên chức được phân loại như sau:
– Viên chức quản lý
– Viên chức không giữ chức vụ quản lý bao gồm những người chỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Hai là, theo chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp như sau:
– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I;
– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II;
– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III;
– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV.
Đặc điểm nghề nghiệp của viên chức là gì?
Hiện nay viên chức đang chiếm số lượng lớn trong các cơ quan nhà nước bên cạnh viên chức. Viên chức cũng có rất nhiều ở những trường học, đơn vị sự nghiệp công lập và một số nơi khác nữa. Để có thể hiểu hơn về những đặc điểm, tính chất công việc của viên chức thì chúng tôi xin tư vấn đến bạn đặc điểm nghề nghiệp của viên chức hiện nay được hiểu như sau:
Tuy là một trong những đối tượng có số lượng lớn ở nước ta, nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ và phân biệt như thế nào gọi là viên chức. Để phân biệt viên chức là gì, học viên có thể dựa vào những đặc điểm sau:
- Vị trí việc làm: Là công việc hoặc nhiệm vụ có liên quan đến chức danh nghề nghiệp hoặc vị trí quản lý tương ứng; là cơ sở để xác định số lượng viên chức, cơ cấu ngạch viên chức, tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập (theo Điều 7 Luật Viên chức).
- Đơn vị sự nghiệp công lập: Là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công và phục vụ việc quản lý dịch vụ vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước (Điều 9 Luật Viên chức).
- Chế độ hợp đồng: Viên chức có thể ký kết một trong hai loại hợp đồng làm việc là không xác định thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn. Cụ thể, theo Điều 2 Khoản 2 Luật Viên chức sửa đổi thì hai loại hợp đồng bao gồm: hợp đồng làm việc xác định thời hạn (do hai bên ký kết và thời hạn hiệu lực của hợp đồng kết thúc từ 12 tháng đến 60 tháng); Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn (được hai bên ký kết và không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng).
Trình tự thủ tục tham gia tuyển dụng viên chức thế nào?
Hiện nay nhiều người quan tâm đến việc tham gia tuyển dụng viên chức. Hiện nay để nộp hồ sơ thì cần có những nội dung gì cần lưu ý? Viên chức hiện nay được tuyển dụng thông qua hình thức thi hay xét tuyển? Thi viên chức bao lâu có kết quả? Khi nào thì áp dụng thi tuyển và khi nào thì áp dụng việc xét tuyển. Nội dung về trình tự thủ tục tham gia tuyển dụng viên chức hiện nay gồm có những vấn đề như sau:
Thứ nhất, về phương thức tuyển dụng, theo quy định tại Điều 23 Luật Viên chức năm 2010, viên chức được tuyển dụng thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
Thứ hai, về trình tự tuyển dụng được thực hiện theo quy định tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP (Sửa đổi bởi Nghị định 161/2018/NĐ-CP) như sau:
Bước 1: Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức
– Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải thông báo công khai ít nhất 01 lần trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển của người đăng ký dự tuyển.
– Người đăng ký dự tuyển viên chức nộp trực tiếp Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc gửi theo đường bưu chính.
– Thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển của người đăng ký dự tuyển là 30 ngày kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức.
– Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải lập danh sách người có đủ điều kiện dự tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển tối thiểu là 05 ngày làm việc.
Bước 2: Tổ chức tuyển dụng viên chức
– Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng để thực hiện việc thi tuyển hoặc xét tuyển.
– Hội đồng tuyển dụng viên chức thành lập và phân công cụ thể cho bộ phận giúp việc thực hiện các nhiệm vụ quy định
– Chậm nhất trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, Hội đồng tuyển dụng viên chức phải tổ chức chấm thi hoặc tổ chức tổng hợp kết quả xét tuyển và báo cáo với người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức.
Bước 3: Thông báo kết quả tuyển dụng viên chức
Thi viên chức bao lâu có kết quả theo quy định?
Bên cạnh những vấn đề về thi viên chức như hồ sơ tuyển dụng, những vấn đề về thi tuyển… thì nhiều người cũng thắc mắc rằng thi viên chức thì khi nào mới nhận được kết quả? Theo quy định thì việc thi viên chức hiện nay do ai chấm thi và việc xử lý kết quả như thế nào để đảm bảo sự công bằng, khách quan cho tất cả thí sinh? Chế độ đào tạo và bồi dưỡng viên chức hiện nay ra sao? Thời hạn có kết quả thi viên chức theo quy định hiện nay là:
Theo Quyết định 546/2019/QĐ-BNV thời gian thông báo kết quả tuyển dụng công chức, viên chức được thực hiện như sau:
– Chậm nhất là 10 ngày sau ngày nhận được báo cáo kết quả vòng 2 của Hội đồng tuyển dụng cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức phải niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, danh sách dự kiến người trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức; gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai kết quả vòng 2, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả trong trường hợp thi vòng 2 bằng hình thức thi viết. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo chậm nhất là 15 ngày sau ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định
– Sau khi thực hiện các công việc trên, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức phê duyệt kết quả tuyển dụng và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký. Nội dung thông báo phải ghi rõ thời hạn người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức để xuất trình bản chính các văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập, đối tượng ưu tiên theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ dự tuyển theo quy định và nhận quyết định tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc
-Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức ra quyết định hủy kết quả trúng tuyển và có văn bản báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức
Trường hợp có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử của cơ quan và không tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng tiếp theo.
– Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức quyết định công nhận kết quả trúng tuyển đối với người dự tuyển có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề so với kết quả tuyển dụng của người trúng tuyển đã bị hủy bỏ kết quả trúng tuyển hoặc trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phát sinh nhu cầu tuyển dụng mới trong cùng năm tuyển dụng đối với vị trí có yêu cầu về chuyên ngành đào tạo giống như vị trí việc làm mà người dự tuyển đã đăng ký trong năm tuyển dụng.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự LSX với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thi viên chức bao lâu có kết quả theo quy định?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Câu hỏi thường gặp
Trước đây viên chức có 04 hạng đã được thay đổi thành 05 hạng theo CDNN với các tiêu chuẩn như sau: Tên của CDNN; Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng CDNN; Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Hình thức tuyển dụng viên chức được căn cứ dựa theo nhu cầu công việc, tiêu chuẩn CDNN và quỹ tiền lương của đơn vị. Có 02 hình thức thi tuyển dụng viên chức đó là:
Thi tuyển viên chức: Đây là hoạt động có kế hoạch, tổ chức của cơ quan sử dụng, quản lý viên chức. Thi tuyển là hình thức kiểm tra, sát hạch để chọn lọc những thí sinh có năng lực, trình độ, đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn theo vị trí việc làm. Việc tuyển dụng viên chữ diễn ra khi đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng và lên kế hoạch tuyển dụng, sau đó thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng,
Xét tuyển viên chức: Là hoạt động dựa vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập (theo Điều 23 Luật Viên chức năm 2010).
Thi tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức chung với hình thức thi trắc nghiệm trên máy vi tính gồm 3 phần: Kiến thức chung (60 phút); Ngoại ngữ (30 phút); Tin học (30 phút)
Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; thực hành; thi viết.