Cũng như những người lao động khác, khi đến độ tuổi nghỉ hưu, lực lượng sĩ quan quân đội phục vụ trong quân ngũ sẽ được hưởng chế độ hưu trí nếu đáp ứng các điều kiện nhất định. Tuy nhiên, độ tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội trong một số trường hợp sẽ được tính toán khác biệt so với người lao động thông thường. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Độ tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội theo quân hàm là bao nhiêu? Điều kiện nghỉ hưu đối với sĩ quan quân đội là gì? Tuổi nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp được quy định thế nào? Sau đây LSX sẽ giúp bạn đọc làm sáng tỏ nhé.
Độ tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội theo quân hàm là bao nhiêu?
Anh V là sĩ quan quân đội công tác tại đơn vị lục quân tỉnh L. Anh V đã có thâm niên làm việc hơn 25 năm nay. Vì gần đến tuổi nghỉ hưu nên anh V muốn tìm hiểu quy định pháp luật hiện nay về vấn đề này. Anh V băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Độ tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội theo quân hàm là bao nhiêu, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Bắt đầu từ ngày 01/01/2021 thì Bộ luật lao động năm 2019 và Nghị định 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ về độ tuổi nghỉ hưu đã quy định Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động năm vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữa vào năm 2035. Trong trường hợp chưa đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định về bảo hiểm xã hội, quân đội không có nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được; nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu.
- Sĩ quan quân đội đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định bảo hiểm xã hội
Trường hợp 1: Sĩ quan quân đội có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc ở điều kiện bình thường:
Lao động nam | Lao động nữ | ||
Năm nghỉ hưu | Tuổi nghỉ hưu | Năm nghỉ hưu | Tuổi nghỉ hưu |
2021 | 60 tuổi 3 tháng | 2021 | 55 tuổi 4 tháng |
2022 | 60 tuổi 6 tháng | 2022 | 55 tuổi 8 tháng |
2023 | 60 tuổi 9 tháng | 2023 | 56 tuổi |
2024 | 61 tuổi | 2024 | 56 tuổi 4 tháng |
2025 | 61 tuổi 3 tháng | 2025 | 56 tuổi 8 tháng |
2026 | 61 tuổi 6 tháng | 2026 | 57 tuổi |
2027 | 61 tuổi 9 tháng | 2027 | 57 tuổi 4 tháng |
Từ năm 2028 trở đi | 62 tuổi | 2028 | 57 tuổi 8 tháng |
2029 | 58 tuổi | ||
2030 | 58 tuổi 4 tháng | ||
2031 | 58 tuổi 8 tháng | ||
2032 | 59 tuổi | ||
2033 | 59 tuổi 4 tháng | ||
2034 | 59 tuổi 8 tháng | ||
Từ năm 2035 trở đi | 60 tuổi |
Trường hợp 2: Đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội và bị nhiễm HIV do tai nạn, rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ thì sĩ quan quân đội sẽ được nghỉ hưu không xem xét yếu tố về độ tuổi
Trường hợp 3: Được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định khi:
– Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
– Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Trường hợp 4: Được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu đúng theo quy định:
– Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
– Và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Trường hợp 5: Được nghỉ hưu và không xem xét độ tuổi khi:
– Sĩ quan quân đội có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
– Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
– Và có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Sĩ quan quân đội không đủ điều kiện về hưu, và được về hưu không xem xét quy định về độ tuổi
– Thứ nhất, Quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan hay quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được;
– Thứ hai, sĩ quan quân đội muốn nghỉ hưu khi có đủ 25 năm phục vụ trong quân đội trở lên đối với nam và có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên đối với nữ.
Tuổi nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp
A là quân nhân chuyên nghiệp công tác tại lực lượng vũ trang nhân dân sư đoàn 8. Nay A muốn tìm hiểu về chế độ hưu trí của quân đội để biết được độ tuổi nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp liệu có khác gì so với quân nhân thông thường không. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Tuổi nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp là bao nhiêu, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Đồng thời, pháp luật cũng quy định về tuổi nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp. Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu với điều kiện về tuổi trong các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc ở điều kiện bình thường.
– Trường hợp 2: Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu không xem xét điều kiện về tuổi khi:
+ Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
+ Bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
– Trường hợp 3: Được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu khi: Quân nhân có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
– Trường hợp 4: Khi quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và bị suy giảm khả năng lao động lên đến 61% thì được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu.
– Trường hợp 5: Được nghỉ hưu không xem xét yếu tố độ tuổi khi quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên; bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Và có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Trường hợp 6: Quân nhân chuyên nghiệp khi có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất thì được về hưu:
+ Cấp úy quân nhân chuyên nghiệp thì năm là 52 tuổi, còn nữ cũng 52 tuổi;
+ Thiếu tá, trung tá quân nhân chuyên nghiệp thì năm là 54 tuổi và nữ cũng là 54 tuổi;
+ Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp sẽ là năm 56 tuổi và nữ là 55 tuổi.
– Trường hợp 7: Nam quân nhân chuyên nghiệp có đủ 25 năm, nữ quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng được về hưu không xem xét điều kiện về tuổi.
– Trường hợp 8: Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi thì được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành. Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và trong đó có 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu.
Điều kiện nghỉ hưu đối với sĩ quan quân đội là gì?
Khi đến tuổi nghỉ hưu, người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội nếu đủ điều kiện sẽ được hưởng chế độ hưu trí theo quy định. Tương tự, sĩ quan cũng chỉ được hưởng chế độ này nếu đủ các tiêu chuẩn mà nhà nước đề ra. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Điều kiện nghỉ hưu đối với sĩ quan quân đội là gì, bạn đọc hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung sau nhé:
Tại Điều 36 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan như sau:
Điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan
Sĩ quan được nghỉ hưu khi:
1. Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước;
2. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này, quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu.
Theo đó, điều kiện nghỉ hưu đối với sĩ quan quân đội là:
– Đủ điều kiện theo quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Trong trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự LSX với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Độ tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội theo quân hàm“. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ thám tử. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung Điều 55 Luật BHXH, quy định: Quân nhân có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật LĐ; (giảm 10 tuổi so với NLĐ làm việc trong điều kiện lao động bình thường, cụ thể năm 2022 là đủ 50 tuổi 06 tháng đối với nam và đủ 45 tuổi 08 tháng đối với nữ).
– Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt NN, ĐH, NH thuộc danh mục do Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội ban hành.(không phụ thuộc vào tuổi đời).
Tuy nhiên, trường hợp Quân nhân nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động, thì phải trừ tỷ lệ hưởng lương hưu đi 2% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp là hạn tuổi cao nhất của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ, mà tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang công tác trong quân đội được thực hiện theo quy định của Luật sĩ quan và Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, cụ thể như sau:
– Đối với sĩ quan: Tuổi phục vụ tại ngũ thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Luật SQ, cụ thể: Đối với Cấp úy 46; Thiếu tá 48; Trung tá 51; Thượng tá 54; Đại tá (nam 57, nữ 55) Cấp tướng (60).
– Đối với quân nhân chuyên nghiệp: Tuổi phục vụ tại ngũ thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng cụ thể: Đối với Cấp úy (52) Thiếu tá, Trung tá (54); Thượng tá ( nam 56, nữ 55).
– Đối với công nhân và viên chức quốc phòng: Thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng: nam từ đủ 55 đến 60 tuổi, nữ từ đủ 50 đến 55 tuổi.