Từ lâu việc đội mũ bảo hiểm đã trở thành thói quen bắt buộc của rất nhiều người khi tham gia giao thông. Việc không đội mũ bảo hiểm có thể bị xử phạt với những mức phạt rất cao và tạm giữ phương tiện giao thông trong những trường hợp cần thiết. Không chỉ việc không đội mũ bảo hiểm có thể dẫn đến việc bị xử phạt mà những hành vi đội mũ bảo hiểm không đúng cách như không cài quai cũng có thể bị xử phạt tương tự. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết “Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm xử phạt như thế nào? ” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Mũ bảo hiểm là loại mũ được sản xuất theo những quy chuẩn nhất định và được quy định là một trong những phụ kiện bắt buộc phải có khi tham gia giao thông. Việc đội mũ bảo hiểm giúp những người tham gia giao thông có thể đảm bảo được sức khoẻ của mình, đảm bảo được tính mạng khi gặp các va chạm giao thông. Những chiếc mũ bảo hiểm ngày nay cũng được thiết kế có thêm những kiểu dáng và màu sắc khác nhau để lựa chọn
Tại khoản 2, Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”.
Khoản 2 Điều 31 Luật này cũng có quy định: “Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.”
Tuy nhiên, tại điểm k, khoản 2, Điều 6 và điểm đ, khoản 3, Điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng loại trừ và không xử phạt đối với 3 trường hợp không đội mũ bảo hiểm sau:
- Chở người bệnh đi cấp cứu;
- Chở trẻ em dưới 06 tuổi;
- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Mời bạn xem thêm: Mẫu phiếu khảo sát lấy ý kiến khách hàng
Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm xử phạt như thế nào?
Không chỉ có lỗi không đội mũ bảo hiểm có thể bị xử phạt mà lỗi không cài quai cũng có thể bị xử phạt nếu bị người điều khiển giao thông hoặc camera giao thông bắt gặp. Việc xử phạt này có thể dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn. Chính vì vậy khi tham gia giao thông ngoài những lỗi xử phạt khác nhau bạn nên lưu ý đến việc cài quai đúng cách để đảm bảo thực hiện quy định pháp luật.
Căn cứ theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì đội mũ bảo hiểm không cài quai 2023, cài quai mũ bảo hiểm không đúng quy cách sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Theo cách tính mức phạt vi phạm hành chính trung bình mức phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm tất cả các trường hợp thông thường sẽ là 500.000 VNĐ và có thể xử phạt tại chỗ.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 11, Nghị định 100/2019/NĐ-CP mức phạt cũ không đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe là 200 đến 300 nghìn đồng
Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Mức phạt không đội mũ bảo hiểm
Khi bạn không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bạn sẽ phải chịu một số mức phạt nhất định. Việc xử phạt này sẽ do người điều khiển giao thông, cảnh sát giao thông thực hiện xử phạt. Nếu việc không cài quai của bạn không gây hậu quả nghiêm trọng thì bạn sẽ bị xử phạt với các yếu tố hành chính từ 400.000 đến 600.000 đồng.
Mức phạt không đội mũ bảo hiểm với mô tô, xe máy 2024 từ 400.000 đến 600.000 đồng.
Trước đây, mức phạt không đội mũ bảo hiểm đối với mô tô, xe máy 2021 là 200 nghìn đến 300 nghìn đồng theo quy định tại điều 6 nghị định 100/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên, khi Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực thì mức phạt tăng lên nhiều lần. Cụ thể, điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP bổ sung thêm hành vi bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng:
n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
Những người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ không đúng quy cách đều bị xử lý vi phạm. Người vi phạm là người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe.
Mời bạn xem thêm
- Đăng ký kết hôn bằng hộ chiếu được không?
- Thủ tục chuyển hộ khẩu khi mua nhà mới diễn ra như thế nào?
- Lệ phí đăng ký hợp tác xã liên hiệp 2023
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm xử phạt như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Bạn không đội mũ bảo hiểm nghĩa là bạn đã vi phạm luật giao thông đường bộ CSGT có quyền yêu cầu bạn dừng xe để xử phạt hành vi vi phạm của bạn. Theo Điểm b, khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm n, Khoản 3, Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì sẽ bị phát từ 400.000 đến 600.000 đồng.
Trong Nghị định 123/2021/NĐ-CP và Nghị định 100/2019/NĐ-CP không quy định hình phạt bổ sung đối với lỗi không đội mũ bảo hiểm. Hành vi vi phạm không đội mũ bảo hiểm của người tham gia giao thông chỉ bị phạt hành chính mà không bị giữ các giấy tờ liên quan. Vì vậy khi có vi phạm người vi phạm phải nộp phạt theo đúng quy định.
Những mức phạt được quy định trên là răn đe, cảnh cáo đối với người tham gia giao thông khi phát hiện hành vi vi phạm. Người có hành vi vi phạm cần rút ra ý thức rằng bản thân luôn phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Vì mũ bảo hiểm sẽ bảo vệ cho vùng trọng yếu của cơ thể luôn an toàn, hạn chế xảy ra những chấn thương mạnh khi va chạm bất ngờ.
Khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT, cách cài quai đúng quy định được thực hiện như sau:
– Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm;
– Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.