Thông tư 103 thuế nhà thầu quy định như thế nào?

bởi Anh
Thông tư 103 thuế nhà thầu quy định như thế nào

Những quy định pháp luật luôn được cập nhật đổi mới để phù hợp với thời đại và mỗi thời kỳ của đất nước. Luật đầu tư cũng là một trong những ngành luật có bước chuyển mình mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Kinh tế thị trường cùng với những chính sách mở cửa đã thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nên chính sách dành cho những nhóm đối tượng này cũng cần phải thay đổi cho phù hợp. Vậy thông tư 103 về thuế nhà thầu hiện được quy định như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Thông tư 103 thuế nhà thầu quy định như thế nào? ” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 103/2014/TT-BTC

Thông tin về Thông tư 103 thuế nhà thầu – 103/2014/TT-BTC

Đối với những doanh nghiệp kinh doanh doanh theo hình thức nhà thầu nước ngoài và nhà thầu phụ nước ngoài thì những quy định trong thông tư 103 có lẽ là điều mà bạn nên thực sự quan tâm. Vì trong thông tư này có khá nhiều các quy định thay đổi liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các nhà thầu nước ngoài.

Thông tư 103/2014/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.

  • Số ký hiệu: 103/2014/TT-BTC
  • Ngày ban hành: 06/08/2014
  • Thể loại: Thông tư
  • Lĩnh vực: Đấu thầu
  • Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Việc ban hành Thông tư 103 thuế nhà thầu dựa vào các căn cứ sau đây:

  • Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT số 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013; Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng;
  • Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013; Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
  • Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thông tư 103 thuế nhà thầu quy định như thế nào
Thông tư 103 thuế nhà thầu quy định như thế nào

>>Xem thêm: Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên mới

Thông tư 103 thuế nhà thầu quy định như thế nào?

Những quy định của thông tu 103 thuế nhà thầu được tổng hợp vào trong 4 mục. Mỗi mục có một khía cạnh riêng. Nhìn chung những quy định về thuế nhà thầu trong thông tư 103 có nhiều điều đổi mới hơn so với luật trước và cũng có những điểm mới được thêm vào nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về nhà thầu của Việt Nam.

Thông tư quy định về thuế nhà thầu có một số nội dung chính như sau:

Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG

  • Điều 1. Đối tượng áp dụng. Quy định 05 đối tượng phải áp dụng thuế nhà thầu (như mục 3.1)
  • Điều 2. Đối tượng không áp dụng. Có 05 đối tượng khác nhau không cần áp dụng thuế nhà thầu, xem chi tiết tại thông tư (như mục 3.2)
  • Điều 3. Giải thích từ ngữ. Thông tư có giải thích một số từ ngữ về Hợp đồng nhà thầu, Hợp đồng nhà thầu phụ,…
  • Điều 4. Người nộp thuế. Quy định những đối tượng phải tham gia nghĩa vụ thuế
  • Điều 5. Các loại thuế áp dụng. Bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN),…

Chương II: CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ

Mục 1. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ GTGT VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ TNDN

  • Điều 6. Đối tượng chịu thuế GTGT. Quy định các đối tượng phải chịu thuế GTGT
  • Điều 7. Thu nhập chịu thuế TNDN. Quy định các đối tượng phải chịu thuế TNDN

Mục 2. NỘP THUẾ GTGT THEO PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ, NỘP THUẾ TNDN TRÊN CƠ SỞ KÊ KHAI DOANH THU, CHI PHÍ ĐỂ XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ

  • Điều 8. Đối tượng và điều kiện áp dụng. Theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương II
  • Điều 9. Thuế giá trị gia tăng. Thực hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Điều 10. Thuế thu nhập doanh nghiệp. Thực hiện theo quy định của Luật Thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Mục 3. NỘP THUẾ GTGT, NỘP THUẾ TNDN THEO PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ TÍNH TRÊN DOANH THU

  • Điều 11. Đối tượng và điều kiện áp dụng. Là các nhà thầu và nhà thầu phụ nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện nêu tại Điều 8 Mục 2 Chương II.
  • Điều 12. Thuế giá trị gia tăng. Được xác định theo công thức nêu chi tiết trong thông tư 
  • Điều 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp. Được xác định theo công thức nêu chi tiết trong thông tư 

Mục 4. NỘP THUẾ GTGT THEO PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ, NỘP THUẾ TNDN THEO TỶ LỆ % TÍNH TRÊN DOANH THU

  • Điều 14. Đối tượng và điều kiện áp dụng. Nhà thầu và nhà thầu phụ nước ngoài nếu đáp ứng đủ hai điều kiện nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Mục 2 Chương II và tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  • Điều 15. Thuế giá trị gia tăng. Thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Mục 2 Chương II.
  • Điều 16. Thuế thu nhập doanh nghiệp. Thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 13 Mục 3 Chương II.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2014 (vẫn còn được áp dụng cho tới thời điểm hiện tại), thay thế Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ Tài chính.

Thông tư 103 thuế nhà thầu quy định như thế nào
Thông tư 103 thuế nhà thầu quy định như thế nào

Đối tượng áp dụng thuế nhà thầu

Nhà thầu theo khái niệm trong thông tư 103 được hiểu là những nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài. Bạn nên phân biệt nhà thầu theo khái niệm này so với những nhà thầu khoán chuyên thầu những công trình xây dựng thường là người Việt Nam. Những quy định của thông tư 103 không điều chỉnh nhóm đối tượng này.

Căn cứ Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC, quy định về thuế nhà thầu được áp dụng với những đối tượng sau:

1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế – Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam trong đó tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc chịu trách nhiệm về chi phí phân phối, quảng cáo, tiếp thị, chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ; bao gồm cả trường hợp uỷ quyền hoặc thuê một số tổ chức Việt Nam thực hiện một phần dịch vụ phân phối, dịch vụ khác liên quan đến việc bán hàng hóa tại Việt Nam.

4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam để thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài.

5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Thông tư 103 thuế nhà thầu quy định như thế nào?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thuế nhà thầu đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp, phân phối hàng hóa tại Việt Nam?

Với xu thế hội nhập quốc tế và tự do hóa thương mại hiện nay, thương nhân nước ngoài đang dần dần được cấp quyền phân phối hàng hóa tại Việt Nam (giữ quyền sở hữu và chịu rủi ro đối với hàng hóa vào trong Việt Nam) mà không nhất thiết phải có hiện diện thương mại tại Việt Nam. Vì vậy, để phù hợp với xu thế trên, Thông tư số 103/2014/TT-BTC bổ sung quy định thu thuế nhà thầu đối với hoạt động cung cấp, phân phối hàng hóa tại Việt Nam của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Cụ thể:
– Bổ sung tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam vào đối tượng áp dụng của Thông tư tại Điều 1.
– Bổ sung thu nhập từ hoạt động cung cấp, phân phối hàng hóa tại Việt Nam vào thu nhập chịu thuế TNDN của nhà thầu nước ngoài tại khoản 1 Điều 7.
– Bổ sung quy định về tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị là 1% tại khoản 2 Điều 13.

Thu nhập chịu thuế TNDN tại thông tư 103?

Bổ sung thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia hợp đồng kinh tế/dự án tại Việt Nam, chuyển nhượng quyền tài sản tại Việt Nam vào thu nhập chịu thuế TNDN của nhà thầu nước ngoài tại khoản 3 Điều 7.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm