Trích lục được hiểu là bản sao các loại giấy tờ, hồ sơ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người dân để thực hiện các thủ tục hành chính trong những trường hợp cần thiết. Hiện nay trong trường hợp không còn bản gốc hoặc thất lạc bản gốc thì bạn có thể xin trích lục bản sao của một số loại giấy tờ. Việc xin trích lục sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn so với việc xin cấp lại bản gốc rồi công chứng, chứng thực. Vậy quy định về trích lục như thế nào? Trích lục khai sinh có thời hạn bao lâu? Mời bạn đón đọc bài viết “Quy định trích lục khai sinh có thời hạn bao lâu?” của LSX để có thêm những thông tin cần thiết.
Căn cứ pháp lý
- Luật hộ tịch năm 2014
Khái niệm về trích lục
Trích lục là thuật ngữ mà chúng ta cũng thường được nghe thấy trong đời sống thường ngày. Đây có thể được hiểu là một loại bản sao nhưng được cấp trực tiếp từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền không qua các bên công chứng, chứng thực. Việc cấp bản sao này được quy định rõ trong điều luật sau:
Theo khoản 9 Điều 4 Luật hộ tịch năm 2014 có quy định về trích lục như sau:
Điều 4.
- Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.
Theo đó, bản chính của trích lục hộ tịch được cấp ngay khi các sự kiện như khai con, kết hôn,… được đăng ký.
Ngoài ra, người dân có thể yêu cầu xin bản sao trích lục hộ tịch gồm:
– Bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ hồ sơ gốc;
– Bản sao trích lục hộ tịch có chứng thực.
Bên cạnh trích lục hộ tịch, người dân còn có thể yêu cầu cấp trích lục thửa đất, trích đục bản đồ địa chính,…
Tóm lại, trích lục được hiểu là bản sao các giấy tờ, hồ sơ với thông tin như trong hồ sơ gốc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người dân.
>> Xem thêm: doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không
Thẩm quyền cấp trích lục
Vậy ai là người có thẩm quyền cấp trích lục? Thẩm quyền cấp trích lục hiện nay không phụ thuộc vào nơi cư trú. Bạn có thể xin cấp trích lục các dữ liệu về hộ tịch với các cơ quan đơn vị quản lý vấn đề về hộ tịch không phụ thuộc vào nơi cư trú của cá nhân.
Theo quy định tại Điều 63 của Luật Hộ tịch năm 2014 về thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch không có phụ thuộc vào nơi cư trú. Cá nhân có quyền được yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.
Theo quy định khoản 1 Điều 64 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
Người yêu cầu cung cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hay thông qua người đại diện gửi tờ khai mẫu theo quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Theo quy định khoản 5 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 có giải thích như sau:
Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm có cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
Đối chiếu những quy định trên, thẩm quyền cấp trích lục thuộc về Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Theo đó, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm có Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan khác được giao thẩm quyền.
Như vậy, căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch không phụ thuộc vào việc nơi cư trú. Cá nhân có quyền yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch tại bất cứ Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch nào.
Quy định trích lục khai sinh có thời hạn bao lâu?
Giấy khai sinh là loại giấy tờ quan trọng của mỗi người trong các vấn đề liên quan đến giấy tờ. Hầu hết khi có yêu cầu cung cấp giấy tờ nhân thân cho các công việc quan trọng thì đều có yêu cầu cung cấp giấy khai sinh. Chính vì vậy việc cấp trích lục của giấy khai sinh cũng khá phổ biến.
Đầu tiên, tại khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có định nghĩa một số thuật ngữ như sau:
- Cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
- Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực cụ thể như sau:
Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
- Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
- Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Theo đó, có thể hiểu bản sao giấy khai sinh được cấp từ bản gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bản sao giấy khai sinh được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đối với thời hạn sử dụng bản sao giấy khai sinh cho đến hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao giấy khai sinh.
Từ những phân tích trên, bản sao giấy khai sinh không có thời hạn sử dụng và khi đã xuất trình bản sao giấy khai sinh thì không cần phải xuất trình thêm bản chính để đối chiếu trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Mời bạn xem thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định trích lục khai sinh có thời hạn bao lâu?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 6 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao giấy khai sinh được quy định như sau:
– Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu.
Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
– Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 13 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch như sau:
Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải nộp bản chính Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch; đăng ký khai tử phải nộp bản chính Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Hộ tịch và tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này; đăng ký kết hôn phải nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Mục 3 Chương III của Nghị định này.
…
Theo đó, muốn xin trích lục bản sao giấy khai sinh cần phải chuẩn bị giấy tờ sau đây:
– Người yêu cầu xin cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ sau:
+ Hộ chiếu.
+ Chứng minh nhân dân.
+ Thẻ căn cước công dân
+ Hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân.
– Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.