Quy trình xử lý tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành

bởi Gia Vượng
Quy trình xử lý tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành

Trước đây tôi có vay ngân hàng 5 tỷ để xây nhà và có thế chấp căn nhà mà vợ chồng tôi đang ở để làm tài sản bảo đảm. Nhưng do thời gian covid khiến cho vợ chồng tôi không thể kinh doanh được khiến cho khoản nợ ngày càng tăng cao mà không có khả năng chi trả. Sau một thời gian không thể giải quyết được nên ngân hàng đã quyết định xử lý căn nhà mà gia đình tôi đã thế chấp. Tôi muốn hỏi quy trình để xử lý căn nhà này như thế nào? Và thời gian xử lý là bao lâu? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Vấn đề của bạn sẽ được LSX giải đáp qua bài viết “Quy trình xử lý tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành” dưới đây

Căn cứ pháp lý

Xử lý tài sản bảo đảm có bắt buộc phải có văn bản đồng ý của bên bảo đảm?

Tài sản bảo đảm thường được xuất hiện tại những hợp đồng, những câu chuyện liên quan đến tài chính, ngân hàng. Tài sản bảo đảm hiểu theo thuật ngữ của ngành tài chính là những tài sản được xử dụng để bảo hộ cho hợp đồng vay của cá nhân với cá nhân hoặc cá nhân với tổ chức. Tài sản này thường phải là những tài sản có giá trị và độ thanh khoản lớn như bất động sản, hay những động sản có giá trị cao.

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, quy định như sau:

Quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm

  1. Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên, quy định của Nghị định này và pháp luật liên quan.
    Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác thì việc xử lý tài sản bảo đảm phải phù hợp theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về tài nguyên thiên nhiên khác và pháp luật có liên quan.
  2. Bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm.
  3. Trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó.
  4. Việc bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm.
    Như vậy, trong trường hợp bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm.
Quy trình xử lý tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành
Quy trình xử lý tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành

03 nội dung cần có trong văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm?

Trước khi các cá nhân hoặc tổ chức xử lý tài sản bảo đảm cần phải có thông báo cho người sở hữu tài sản bảo đảm để cho người sở hữu tài sản bảo đảm biết về điều này. Không được tự ý xử lý tài sản bảo đảm nếu không thông báo cho người có quyền và nghĩ vụ liên quan. Việc thông báo cho người có tài sản bảo đảm cần phải đảm bảo những quy định sau đây:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 51 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, quy định như sau:

Thông báo xử lý tài sản bảo đảm

  1. Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu sau đây:
    a) Lý do xử lý tài sản bảo đảm;
    b) Tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý;
    c) Thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.
  2. Phương thức thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm gửi trực tiếp văn bản thông báo cho bên bảo đảm hoặc thông qua ủy quyền, dịch vụ bưu chính, phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu hoặc phương thức khác đến địa chỉ được bên bảo đảm cung cấp.
    Trường hợp bên bảo đảm thay đổi địa chỉ mà không thông báo cho bên nhận bảo đảm biết thì địa chỉ của bên bảo đảm được xác định theo địa chỉ đã được bên bảo đảm cung cấp trước đó, theo hợp đồng bảo đảm hoặc theo thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm.

Như vậy, văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm phải có 03 nội dung chủ yếu sau:

– Lý do xử lý tài sản bảo đảm;

– Tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý;

– Thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.

>> Xem thêm: thủ tục thành lập trung tâm đăng kiểm xe cơ giới

Quy trình xử lý tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành
Quy trình xử lý tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành

Quy trình xử lý tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành

Xử lý tài sản bảo đảm là việc các cá nhân, tổ chức tín dụng sau khi không thể thu hồi được nguồn vốn mà mình đã cho vay sẽ sử dụng tài sản bảo đảm để thu hồi. Việc xử lý tài sản bảo đảm ra sao sẽ có sự thoả thuận của các bên. Thông thường thoả thuận này xảy ra trước khi giao kết hợp đồng vay vì nếu để sau khi người vay không đủ khả năng trả nợ thì việc xử lý tài sản bảo đảm sẽ rất khó khăn.

– Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên, quy định của Nghị định này và pháp luật liên quan.

Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác thì việc xử lý tài sản bảo đảm phải phù hợp theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về tài nguyên thiên nhiên khác và pháp luật có liên quan.

– Bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm.

– Trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó.

– Việc bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm.

Nghị định 21/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/5/2021.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy trình xử lý tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn thông báo xử lý tài sản bảo đảm là bao lâu?

Thời hạn thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc thỏa thuận khác.
Nếu không có thỏa thuận thì phải thực hiện trong thời hạn hợp lý, nhưng trước ít nhất 10 ngày đối với động sản hoặc trước ít nhất 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp tài sản bảo đảm bị xử lý ngay theo quy định.

Tài sản bảo đảm là gì?

Tài sản bảo đảm có thể được hiểu là tài sản được bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm thông qua các biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, ký cược, ký quỹ, đặt cọc…

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm