Quy định về thủ tục hải quan bao gồm những gì?

bởi Anh
Quy định về thủ tục hải quan bao gồm những gì

Khi bạn có hoạt động buôn bán kinh doanh bên ngoài biên giới qua đường thuỷ thì hoạt động hải quan là điều mà bạn cần phải lưu ý. Đây là những thủ tục bạn cần làm khi có hàng hoá, phương tiện vận tải qua lại biên giới. Thủ tục hải quan sẽ do cơ quan chức trách có thẩm quyền ở đây là công chức hải quan, người thực hiện khai hải quan. Có nhiều những quy định xung quanh việc nhập cảng hàng hoá có thể bạn chưa biết. Bài viết “Quy định về thủ tục hải quan bao gồm những gì?” hôm nay LSX xin gửi tới quý bạn đọc những thông tin liên quan đến thủ tục hải quan này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hải quan 2014

Quy định về thủ tục hải quan bao gồm những gì?

Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải Quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải. Các thủ tục hải quan cần được thực hiện theo những bước nhất định của quy định pháp luật.

Bước 1: Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 Luật Hải quan 2014.

Bước 2: Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

Bước 3: Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.

*Trách nhiệm cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện thủ tục hải quan

Tại Điều 21 Luật Hải quan 2014 quy định về thủ tục hải quan như sau:

Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm:

– Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;

– Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

– Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục hải quan.

Quy định về thủ tục hải quan bao gồm những gì
Quy định về thủ tục hải quan bao gồm những gì

>> Xem thêm: Bảo hiểm hàng không là gì

Hồ sơ hải quan bao gồm những gì?

Một trong những vấn đề bạn cần lưu ý khi tham gia hải quan đó là hồ sơ hải quan. Hiện nay hồ sơ hải quan được chia thành 2 mục chính đó là tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan và thứ hai là các chứng từ có liên quan đến hàng hoá vận chuyển và việc vận chuyển của hai bên.

Căn cứ Điều 24 Luật Hải quan 2014 quy định về hồ sơ hải quan như sau:

(1) Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan;

(2) Chứng từ có liên quan.

Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.

– Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

– Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở cơ quan hải quan.

Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua hệ thống thông tin tích hợp.

– Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai hải quan, việc sử dụng tờ khai hải quan và chứng từ thay thế tờ khai hải quan, các trường hợp phải nộp, xuất trình chứng từ có liên quan quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Hải quan 2014.

Quy định về thủ tục hải quan bao gồm những gì
Quy định về thủ tục hải quan bao gồm những gì

Địa điểm làm thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan phải được thực hiện tại cơ quan hải quan nơi đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan. Vì đây là địa điểm hàng hoá được vận chuyển và lưu kho bãi nên khi kiểm tra hải quan cán bộ hải quan sẽ phải thực hiện việc lưu kho bãi cũng như sản phẩm thực tế được xuất nhập khẩu qua các bên hải quan này.

Tại Điều 22 Luật Hải quan 2014 quy định về địa điểm làm thủ tục hải quan như sau:

– Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.

– Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.

– Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:

+ Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế;

Cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;

+ Trụ sở Chi cục Hải quan;

+ Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;

+ Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;

+ Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ;

+ Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ;

+ Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi quy hoạch, thiết kế xây dựng liên quan đến cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế;

Cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

Cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;

Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu phi thuế quan và các địa điểm khác có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có trách nhiệm bố trí địa điểm làm thủ tục hải quan và nơi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định Luật Hải quan 2014

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Quy định về thủ tục hải quan bao gồm những gì?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan?

Căn cứ Điều 23 Luật Hải quan 2014 quy định về thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan như sau:
– Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định Luật Hải quan 2014.
– Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 Luật Hải quan 2014, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:
+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan.
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày;
+ Việc kiểm tra phương tiện vận tải phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách và bảo đảm việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.
– Việc thông quan hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật Hải quan 2014.
– Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động hải quan.

Thời hạn nộp hồ sơ hải quan?

Tại Điều 25 Luật Hải quan 2014 quy định về thời hạn nộp hồ sơ hải quan như sau:
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
Đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;
+ Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Hải quan 2014.
– Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.
– Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan được quy định như sau:
+ Trường hợp khai hải quan điện tử, khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia;
+ Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm