Tôi hiện đang là giáo viên cấp 2 trên một trường thuộc địa bàn tỉnh. Tỉnh tôi làm việc thì cũng có nhiều đợt tổ chức tham gia ngoại khoá cho các cô để hỗ trợ các cô trong các công tác giảng dạy. Gần đây bố mẹ tôi bên Pháp có nói muốn đón các cháu sang chơi một thời gian và hai vợ chồng tôi cũng muốn cùng đi để thăm bố mẹ. Nhưng tôi không biết là việc nghỉ như này có được tính là nghỉ phép không và thời gian tham gia nghỉ tối đa là bao lâu? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Vấn đề của bạn sẽ được LSX giải đáp qua bài viết “Chế độ nghỉ phép của giáo viên 2024” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật lao động 2019
Chế độ nghỉ phép của giáo viên 2024
Hiện nay giáo viên cũng có những quy định nhất định liên quan đến việc nghỉ phép. Vì là một ngành làm việc đặc thù khi có 3 tháng nghỉ hè như quy định nên việc các ngày phép và chế độ nghỉ phép đối với giáo viên có gì khác biệt không chắc hẳn là điều mà nhiều bạn rất quan tâm.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức 2010 có nêu như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
- Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
…
Như vậy giáo viên tại các trường công lập sẽ có số ngày nghỉ phép năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Cụ thể tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có nêu về chế độ nghỉ hằng năm như sau:
Nghỉ hằng năm
- Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. - Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
- Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
- Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
- Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
- Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Như vậy nếu giáo viên có thời gian làm việc tại trường đủ 12 tháng trong năm thì sẽ có 12 ngày nghỉ phép tương ứng.
Trường hợp chưa làm đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Bên cạnh đó về số ngày nghỉ lễ, tết hưởng nguyên lương thực hiện theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ lễ, tết
- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). - Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
- Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì giáo viên được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương trong các trường hợp:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Lưu ý: Ngoài các quy định nêu trên thì tại khoản 3 Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (Sửa đổi bởi có quy định khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) có quy định cụ thể về việc bố trí các ngày nghỉ cho giáo viên như sau:
- Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
- Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Nhà trường sẽ căn cứ vào kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường mà Hiệu trưởng sẽ bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
>> Xem thêm: Lệ phí làm hộ chiếu
Giáo viên làm việc bao nhiêu năm thì được tăng số ngày nghỉ phép?
Số ngày nghỉ phép cũng được tăng theo hàng năm. Điều này được quy định rất rõ trong bộ luật lao động không chỉ đối với giáo viên mà còn đối với những ngành khác. Vậy mỗi người phải làm bao nhiêu năm mới được tăng số ngày nghỉ phép? Hãy cùng tham khảo thông tin dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ theo Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định nội dung như sau:
Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Như vậy giáo viên cứ làm việc đủ 05 năm tại một cơ sở giáo dục thì sẽ được tăng 1 ngày nghỉ phép.
Giáo viên có được xin phép nghỉ không hưởng lương hay không?
Giáo viên có được phép xin nghỉ không hưởng lương không chắc là câu hỏi của rất nhiều người khi đề cập đến các vấn đề liên quan đến ngày phép của giáo viên. Hiện nay giáo viên cũng như các ngàng khác được phép nghỉ không lương nếu được đơn vị đồng ý hoặc thoả thuận thành công với người sử dụng lao động.
Tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có nêu:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
- Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày. - Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
- Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó pháp luật cho phép người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Tuy nhiên đối với giáo viên là viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập thì tại khoản 4 Điều 13 Luật Viên chức 2010 có quy định thêm:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
…
- Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy giáo viên vẫn được nghỉ không hưởng lương nhưng phải có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị nơi mình làm việc.
Mời bạn xem thêm
- Mức thuế kinh doanh hộ gia đình 2024
- Năm 2024 hợp đồng nào không phải đóng bhxh?
- Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chế độ nghỉ phép của giáo viên 2024“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
Như vậy, viên chức là giáo viên có quyền được nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng theo pháp luật lao động. Cụ thể số ngày nghỉ hằng năm được quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ hằng năm
Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Chính phủ quy định chi tiết điều này.”
Như vậy, viên chức là giáo viên làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động trong điều kiện bình thường thì số ngày nghỉ phép hằng năm được hưởng nguyên lương tối đa là 12 ngày.
Nếu viên chức làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì sẽ được nghỉ phép năm tối đa 14 ngày và sẽ được nghỉ 16 ngày nếu viên chức làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Giáo viên cũng là người lao động, vì vậy thời gian nghỉ hàng tuần của giáo viên được quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
– Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.
– Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
Như vậy, pháp luật chỉ quy định thời gian nghỉ hằng tuần tối thiểu, còn việc người lao động được nghỉ hằng tuần mấy ngày sẽ do người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận chỉ cần đảm bảo quy định trên. Thông thường giáo viên sẽ được nghỉ ngày chủ nhật hằng tuần.
Khoản 2 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.