Kết nạp Đảng là điều mà nhiều người mong muốn trong quá trình tham gia lao động và rèn luyện đặc biệt là những người làm việc trong bộ máy chính trị hoặc cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, để có thể kết nạp Đảng hiện nay bao gồm rất nhiều các điều kiện cũng như yêu cầu đối với người kết nạp khác nhau nếu mong muốn được kết nạp vào Đảng. Vậy làm thế nào để có thể vào Đảng và hồ sơ vào Đảng bao gồm những giấy tờ gì? Mời bạn đón đọc bài viết “Hồ sơ vào đảng gồm những gì? ” đưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022
Hồ sơ vào đảng gồm những gì?
Hiện nay nhà nước Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo. Chính vì vậy được bước chân vào hàng ngũ những người Đảng viên là ước mơ của rất nhiều người khi lao động và rèn luyện. Một trong những điều mà bạn cần lưu ý liên quan đến việc kết nạp Đảng đó là hồ sơ vào Đảng. Vậy hồ sơ vào Đảng gồm những gì?
Theo quy định tại tiểu tiết a tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 quy định về Hồ sơ đảng viên khi xem xét kết nạp vào Đảng như sau:
Khi xem xét kết nạp vào Đảng
(1) Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng;
(2) Đơn xin vào Đảng;
(3) Lý lịch của người xin vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo;
(4) Giấy giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ;
(5) Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc của công đoàn cơ sở (nếu có);
(6) Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị – xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với người vào Đảng;
Như vậy, hồ sơ Đảng viên khi xét kết nạp Đảng gồm có những tài liệu sau đây:
– Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng;
– Đơn xin vào Đảng;
– Lý lịch của người xin vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo;
– Giấy giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ;
– Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc của công đoàn cơ sở (nếu có);
– Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị – xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với người vào Đảng.
>> Xem thêm: Quy định về sáp nhập doanh nghiệp
Hồ sơ Đảng viên sau khi chi bộ xét đồng ý kết nạp vào Đảng gồm những tài liệu nào?
Để có thể trở thành Đảng viên thì người tham gia cảm tình Đảng cần được chi bộ xem xét và đánh giá quá trình thực hiện các nội quy cũng như xem xét lý lịch của người có ý định kết nạp Đảng. Việc xem xét này cũng cần phải nộp hồ sơ theo quy định. Vậy đó là những giấy tờ gì?
Theo quy định tại tiểu tiết b tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 hồ sơ Đảng viên sau khi chi bộ xét, đồng ý kết nạp vào Đảng được quy định như sau:
Sau khi chi bộ xét, đồng ý kết nạp vào Đảng
(1) Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của chi bộ;
(2) Báo cáo thẩm định của đảng ủy bộ phận (nếu có);
(3) Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của đảng ủy cơ sở;
(4) Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền;
(5) Lý lịch đảng viên;
(6) Phiếu đảng viên.
Như vậy, hồ sơ Đảng viên sau khi chi bộ xét, đồng ý kết nạp vào Đảng sẽ gồm 6 loại tài liệu sau:
– Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của chi bộ;
– Báo cáo thẩm định của đảng ủy bộ phận (nếu có);
– Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của đảng ủy cơ sở;
– Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền;
– Lý lịch đảng viên;
– Phiếu đảng viên.
Hồ sơ Đảng viên sau khi Đảng viên đã được công nhận chính thức có thêm các tài liệu gì?
Sau khi hoàn thành các lớp học cảm tình Đảng cũng như xem xét thấy người tham gia có đủ điều kiện để trở thành Đảng viên thì người tham gia cần nộp một bọ hồ sơ hoàn thiện cuối cùng cho cơ quan mà bạn theo học cũng như chi bộ nơi xét kết nạp Đảng.
Tại tiểu tiết c tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 quy định khi đảng viên đã được công nhận chính thức có thêm các tài liệu sau:
– Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới;
– Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị;
– Bản nhận xét đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ;
– Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị – xã hội nơi đảng viên dự bị sinh hoạt và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với đảng viên dự bị;
– Nghị quyết xét, đề nghị công nhận đảng viên chính thức của chi bộ;
– Báo cáo thẩm định của đảng ủy bộ phận (nếu có);
– Nghị quyết xét, đề nghị công nhận đảng viên chính thức của đảng ủy cơ sở;
– Quyết định công nhận đảng viên chính thức và quyết định phát thẻ đảng viên, quyết định tặng Huy hiệu Đảng của cấp ủy có thẩm quyền;
– Các bản bổ sung hồ sơ đảng viên hằng năm;
– Các bản thẩm tra, kết luận về lý lịch đảng viên (nếu có);
– Các quyết định của cấp có thẩm quyền về điều động, bổ nhiệm, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyên ngành, phục viên, xuất ngũ, kỷ luật, khen thưởng; bản sao các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học…;
– Hệ thống giấy giới thiệu sinh hoạt đảng từ khi vào Đảng;
– Các bản tự kiểm điểm hằng năm (của 03 năm gần nhất) và khi chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên.
– Ngoài những tài liệu trên, những tài liệu khác kèm theo trong hồ sơ đảng viên đều là tài liệu tham khảo.
– Các tài liệu trong hồ sơ đảng viên (trừ phiếu đảng viên được sắp xếp quản lý theo quy định riêng) được ghi vào bản mục lục tài liệu và sắp xếp theo trình tự như trên, đưa vào túi hồ sơ để quản lý; bản mục lục các tài liệu trong hồ sơ đảng viên phải được cấp ủy quản lý hồ sơ đảng viên kiểm tra, xác nhận, ký và đóng dấu cấp ủy.
Mời bạn xem thêm
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp 2024
- Cách tính thuế đất nhà chung cư như thế nào?
- Hạn mức tính thuế đất phi nông nghiệp 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hồ sơ vào đảng gồm những gì?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định thủ tục kết nạp đảng viên mới như sau:
(1) Người vào Đảng phải:
– Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;
– Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;
– Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.
Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
(2) Người giới thiệu phải :
– Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm;
– Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.
(3) Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ :
– Trước khi chi bộ xét và đề nghị kết nạp, chi uỷ kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng và lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt.
Vấn đề lịch sử chính trị của người vào Đảng phải thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
– Chi bộ xét và đề nghị kết nạp từng người một, khi được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức trong chi bộ tán thành thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên; khi có quyết định của cấp uỷ cấp trên, chi bộ tổ chức lễ kết nạp từng người một.
– Đảng uỷ cơ sở xét, nếu được ít nhất hai phần ba số cấp uỷ viên tán thành kết nạp thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp.
– Ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc cấp uỷ cơ sở được uỷ quyền xét, quyết định kết nạp từng người một.
(4) Nơi chưa có đảng viên hoặc có đảng viên nhưng chưa đủ điều kiện giới thiệu thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp cử đảng viên về làm công tác tuyên truyền, xem xét, giới thiệu kết nạp vào Đảng. Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quy định.
Thủ tục kết nạp đảng viên căn cứ theo quy định tại Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021, cụ thể:
Bước 1: Học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.
Bước 2: Làm đơn xin vào Đảng
Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.
Bước 3: Khai lý lịch người vào Đảng
Cụ thể, người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
Bước 4: Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
– Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:
+ Người vào Đảng.
+ Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
– Nội dung thẩm tra, xác minh
+ Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
+ Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
– Phương pháp thẩm tra, xác minh:
+ Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh.
+ Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng).
+ Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.
+ Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn…) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.
+ Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.
+ Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.
+ Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủy Bộ Ngoại giao) để lấy xác nhận; trường hợp chưa rõ về chính trị thì đến cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổ chức đó để thẩm tra.
+ Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp ủy cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này.
Bước 5: Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị – xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy nơi người vào Đảng cư trú
Chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) lấy ý kiến của đại diện các đoàn thể chính trị – xã hội mà người vào Đảng là thành viên; lấy ý kiến nhận xét của chỉ ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú của người vào Đảng; tổng hợp thành văn bản báo cáo chi bộ.
Trường hợp đặc biệt không phải lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người vào Đảng thực hiện theo quy định của Ban Bí thư.
Bước 6: Nghị quyết của chi bộ và cấp ủy cơ sở xét kết nạp người vào Đảng
– Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) xem xét: Đơn xin vào Đảng; lý lịch của người vào Đảng; văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức; nghị quyết giới thiệu đoàn viên của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở (hoặc tập thể chi đoàn cơ sở) hoặc nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn của ban chấp hành công đoàn cơ sở; bản tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị – xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú.
– Nếu được hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên đồng ý kết nạp người vào Đảng thì chi bộ ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định.
Nghị quyết nêu rõ kết luận của chi bộ về lý lịch; ý thức giác ngộ chính trị; ưu, khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng của người vào Đảng; số đảng viên chính thức tán thành, không tán thành.
Ở những nơi cỏ đảng ủy bộ phận thì đảng ủy bộ phận thẩm định nghị quyết của chi bộ về kết nạp đảng viên, báo cáo cấp ủy cơ sở.
– Tập thể đảng ủy cơ sở thảo luận, biểu quyết, nếu được hai phần ba số cấp ủy viên trở lên đồng ý thì ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xét kết nạp.
Nếu đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì do đảng ủy cơ sở đó ra nghị quyết và quyết định kết nạp.
Bước 7: Quyết định của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên
– Sau khi nhận được nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của cấp ủy cơ sở, ban tổ chức của cấp ủy có thẩm quyền tiến hành thẩm định lại, trích lục tài liệu gửi các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy nghiên cứu.
Ban thường vụ cấp ủy họp xét, nếu được trên một nửa số thành viên ban thường vụ đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. Đối với đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì phải được ít nhất hai phần ba cấp ủy viên đồng ý mới được ra quyết định kết nạp đảng viên.
– Đối với tổ chức cơ sở đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương không được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì cấp ủy cơ sở gửi văn bản kèm hồ sơ đề nghị lên ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương để thẩm định, báo cáo thường trực cấp ủy; thường trực cấp ủy chủ trì cùng với các đồng chí ủy viên ban thường vụ là trưởng các ban đảng xem xét, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên.
Đối với các cấp ủy cơ sở trực thuộc Đảng ủy Công an Trung ương không được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì gửi văn bản kèm hồ sơ đề nghị để Cục Công tác đảng và công tác chính trị thẩm định, báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương xét, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên.
– Trường hợp người vào Đảng có vấn đề liên quan đến lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay, nếu thuộc thẩm quyền quyết định của cấp ủy thì cấp ủy chỉ đạo xem xét, kết luận trước khi xét kết nạp; nếu không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp ủy (theo quy định của Bộ Chính trị) thì báo cáo ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy hoặc đảng ủy trực thuộc Trung ương xem xét, nếu được sự đồng ý bằng văn bản thì cấp ủy có thẩm quyền mới ra quyết định kết nạp.
Bước 8: Tổ chức lễ kết nạp đảng viên