Giấy tờ giả là những giấy tờ không chính gốc do những tổ chức cá nhân làm giả con dấu, chữ ký tạo ra nhằm các mục đích khác nhau. Các giấy tờ giả đều không có hiệu lực cũng như được chấp nhận về mặt pháp luật. Tuy vậy việc sản xuất, tiêu thụ cũng như sử dụng giấy tờ giả vẫn còn xảy ra thậm chí thủ đoạn ngày càng tinh vi. Vậy mua bán giấy tờ giả theo quy định là phạm tội gì? Mời bạn tham khảo bài viết “Theo quy định mua giấy tờ giả phạm tội gì?” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017
Thế nào là bằng giả?
Bằng cấp là điều kiện mà nhiều doanh nghiệp yêu cầu người lao động của mình cần phải có khi muốn làm việc tại doanh nghiệp. Chính vì vậy nhiều người để đạt được những điều kiện này đã làm bằng giả khi không có có bằng thật đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định hoặc định nghĩa cụ thể nào về bằng giả.
Tuy nhiên, có thể hiểu bằng giả là giấy chứng nhận, văn bằng, chứng chỉ có dấu đỏ được sử dụng các công nghệ để tạo ra nhằm mô phỏng giống hệt giấy tờ gốc mà các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cấp.
Người sử dụng bằng giả nhằm mục đích bổ sung vào hồ sơ xin việc, tuyển dụng, dự thị,… vào các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp,…
Theo quy định mua giấy tờ giả phạm tội gì?
Việc sử dụng giấy tờ giả cũng như mua bán những giấy tờ này là hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của Luật hình sự hiện nay. Việc mua bán những loại giấy tờ này sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng cũng như cung cấp các loại giấy tờ này. Vậy tội mua bán những loại giấy tờ này là tội gì?
Căn cứ Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
- Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, hành vi mua bán bằng giả thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Người phạm tội có thể chịu hình phạt cụ thể như sau:
– Người nào làm giả tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
– Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Phạm tội 02 lần trở lên
+ Phạm tội có tổ chức
+ Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác
+ Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với các trường hợp sau:
+ Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên
+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
>> Xem ngay: Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Các tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?
Khi mua bán giấy tờ bạn được coi là phạm tội mua bán giấy tờ giả theo quy định. Chính vì vậy bạn có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Vậy khi nào bạn được giảm nhẹ trách nhiệm này?
Căn cứ Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 6 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
– Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm
– Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả
– Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
– Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
– Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
– Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
– Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra
– Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn
– Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng
– Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức
– Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra
– Phạm tội do lạc hậu
– Người phạm tội là phụ nữ có thai
– Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên
– Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng
– Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
– Người phạm tội tự thú
– Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải
– Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án
– Người phạm tội đã lập công chuộc tội
– Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác
– Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn yêu cầu tuyên bố mất tích 2024
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp 2024
- Hạn mức tính thuế đất phi nông nghiệp 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Theo quy định mua giấy tờ giả phạm tội gì?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Xử lý về mặt hình sự, tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:
– Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
+ Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Theo đó, nếu người nào sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ photo, scan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định nêu trên tại Điều 341 Bộ luật này.
Đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật và công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử hoặc tại trụ sở chính, phân hiệu, cơ sở đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cho người khác sử dụng hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp của người khác.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp bị tẩy, xóa, sửa chữa mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người đứng tên trong văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Hiện nay không quy định một mức xử phạt hành chính chung cho việc sử dụng các loại giấy tờ giả mà quy định việc xử phạt hành vi này trong từng lĩnh vực cụ thể. Theo đó, nếu cá nhân nào có hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Còn đối với tổ chức mức phạt sẽ từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.