Khi chưa trưởng thành và thành lập gia đình thì bạn sẽ thường ở chung hộ khẩu với bố mẹ. Tuy nhiên khi đã thành lập gia đình hoặc chuyển đến những địa phương khác sinh sống thì bạn cần phải thực hiện tách khẩu để cơ quan chức năng tiện quản lý và thực hiện các thủ tục. Vậy thủ tục thực hiện việc tách hộ khẩu khi có nhà riêng này được thực hiện như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Thủ tục tách hộ khẩu khi có nhà riêng tiến hành thế nào? ” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Luật Cư trú 2020
Có nhà riêng bắt buộc chuyển hộ khẩu?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Luật Cư trú 2020, từ 01/7/2021, người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.
Như vậy, nếu mua được nhà riêng, mà đủ điều kiện đăng ký thường trú thì chủ nhà phải chuyển hộ khẩu.
Ngoài ra, nếu không chuyển hộ khẩu đến nơi ở mới, người dân cũng có nguy cơ bị xóa hộ khẩu tại nơi ở cũ. Theo khoản 1 Điều 24, một số trường hợp bị xóa đăng ký thường trú như sau:
– Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới;
– Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó…
Như vậy, trừ khi chủ cũ, chủ hộ đồng ý cho giữ hộ khẩu tại nơi ở cũ, các trường hợp khác, khi có nhà riêng và chuyển đến sống tại nhà riêng đó sẽ buộc phải đăng ký thường trú tại chỗ ở mới (chuyển hộ khẩu).
>> Xem thêm: Thu nhập vãng lai là gì
Thủ tục tách hộ khẩu khi có nhà riêng tiến hành thế nào?
Từ ngày 01/7/20201, nếu chuyển đến nơi ở mới, người dân phải tiến hành thủ tục đăng ký thường trú tại nơi ở mới.
Cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ gồm (khoản 1 Điều 21):
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp (sổ đỏ nhà riêng).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Theo Điều 22 Luật cư trú 2020, người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan công an nơi mình cư trú.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết đăng ký thường trú
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Khi đăng ký thường trú tại nhà mới, sẽ bị xóa đăng ký thường trú tại nơi đăng ký thường trú cũ (theo Điều 24 về các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú).
Lệ phí tách hộ khẩu năm 2024
– Trường hợp công dân nộp hồ sơ trực tiếp thu 10.000 đồng/lần đăng ký;
– Trường hợp công dân nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến thu 5000 đồng/lần đăng ký;
– Trường hợp công dân thuộc diện được miễn lệ phí theo Điều 4 Thông tư 75/2022/TT-BTC thì công dân phải xuất trình giấy tờ chứng minh thuộc diện được miễn trừ trường hợp thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành mà đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Mời bạn xem thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục tách hộ khẩu khi có nhà riêng tiến hành thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
– Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020.
Thành phần hồ sơ:
– Tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp, hồ sơ gồm:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 66/2023/TT-BCA), trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
– Trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được ở cùng chỗ ở hợp pháp, hồ sơ gồm:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 66/2023/TT-BCA);
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.