Ly hôn khi ở nước ngoài được tiến hành như thế nào?

bởi Hải Đinh
Ly hôn khi ở nước ngoài được tiến hành như thế nào?

Có thể thấy rằng,hôn nhân được nhắc đến như sự gắn kết giữa hai người. Tuy nhiên do những vấn đề phát sinh mẫu thuẫn; quan điểm sống mà tình trạng ly hôn ngày nay càng trở nên phổ biến. Đồng thời, thủ tục ly hôn luôn là một vấn đề vướng mắc với nhiều cặp vợ chồng. Nhất là đối với trường hợp ly hôn khi hai vợ chồng cùng ở nước ngoài. Vậy việc ly hôn này sẽ được tiến hành như thế nào; Thẩm quyền và thủ tục hồ sơ ly hôn khi ở nước ngoài sẽ được giải quyết ra sao?

Xoay quanh vấn đề này, luật sư X đã nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan; trong đó cụ thể chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua câu hỏi của Anh Nguyễn Văn Q như sau; “Xin chào luật sư,hai vợ chồng tôi kết hôn với nhau từ năm 2017. Chúng tôi đã có bé gái 2 tuổi, hai vợ chồng tôi đăng ký kết hôn tại Việt Nam. Nơi thường trú tại tỉnh Thái Bình,năm 2018 chúng tôi sang Nhật Bản làm việc. Do bất đồng quan điểm, có nhiều mẫu thuẫn nên chúng tôi quyết định ly hôn. Chúng tôi đã tự thỏa thuận xong về vấn đề con và tài sản. Vậy tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi về hồ sơ và nơi tiến hành ly hôn”.

 Căn cứ pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình 2014.
  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Xác định ly hôn có yếu tố nước ngoài không?

Hai vợ chồng anh Q đều là người Việt Nam, có nơi đăng ký kết hôn tại Việt Nam; nhưng hiện tại đang sinh sống ở nước ngoài nên có thể xác định; đây là Ly hôn  có yếu tố nước ngoài

Ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng giữa vợ và chồng mà ít nhất một trong hai bên là người nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; hoặc giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân theo pháp luật nước ngoài.

Thẩm quyền giải quyết ly hôn khi ở nước ngoài

Với trường hợp ly hôn khi ở nước ngoài của anh chị có 2 lựa chọn;

Thứ nhất:

Anh chị có thể tiến hành thủ tục ly hôn tại Nhật Bản theo quy định của pháp luật bên đó. Để biết rõ về thủ tục ly hôn ở nước Nhật, anh chị có thể liên hệ Đại sứ quán hoặc Lãnh sứ quán Việt Nam tại Nhật để được hỗ trợ và hướng dẫn.

Bản án, quyết định ly hôn của chị tại Nhật Bản sẽ được công nhận tại VN theo quy định của pháp luật VN. Khi đó quyền và nghĩa vụ của chị sẽ theo quy định của Pháp luật Nhật Bản.

 Thứ hai:

Anh chị có thể tiến hành ly hôn tại Tòa án nhân dân của Việt Nam; cụ thể là tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình; pháp luật Việt Nam  quy định như sau;

 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Quy định những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

….2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn…

 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Quy định Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

…a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này…

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

…b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này..

3.Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này ;mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài ;hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện;trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này”

Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 

Quy định :

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây.

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.

=>>Như vậy, ly hôn khi ở nước ngoài trường hợp anh Q thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này là Tòa án nhân dân của Việt Nam, cụ thể là tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình.

Có thể ly hôn khi ở nước ngoài tại Việt Nam mà không về nước?

Vì cả hai vợ chồng anh đang ở nước ngoài nên Hồ sơ xin ly hôn có thể gửi thông qua dịch vụ bưu chính tới tòa án Nhân dân Tỉnh Thái Bình. Bởi Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định;

Điều 190. Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án

1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;

b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Tuy nhiên, tòa sẽ yêu cầu vợ chồng tới tòa làm việc ít nhất 01 buổi. Trường hợp vợ chồng anh không thể về nước thì có thể làm đơn nêu rõ lý do không về nước được. Tòa án sẽ xem xét lý do trên, nếu lý do hợp lý thì tòa có thể ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn dựa trên các tài liệu anh cung cấp mà không cần anh, chị về nước.

Thời gian ly hôn sẽ được tính là 2 đến 3 tháng.

Hồ sơ ly hôn khi ở nước ngoài

Về nguyên tắc, nếu anh chị  thực hiện thủ tục ly hôn tại Nhật Bản thì hồ sơ ly hôn, thời gian giải quyết và án phí ly hôn sẽ phải tuân theo quy định của pháp luật ở nước nơi thường trú chung của vợ chồng.

Ly hôn khi ở nước ngoài của vợ chồng anh Q giải quyết tại Việt Nam, thông thường  cần chuẩn bị  giấy tờ như sau;

  • Đơn yêu cầu ly hôn thuận tình, anh cho thể tham khảo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.
  • Giấy chứng nhận kết hôn bản chính.
  • Sao y chứng thực sổ hộ khẩu gia đình.
  • Sao y chứng thực giấy khai sinh của con (nếu có).
  • Sao y chứng thực chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu của hai bên vợ, chồng.
  • Văn bản tài sản chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (nếu có).

Lưu ý: do tòa án từng nơi sẽ yêu cầu có những giấy tờ, tài liệu bổ sung khác, vì vậy anh cần tìm hiểu thêm quy định về hồ sơ của tòa án nơi tiến hành  giải quyết ly hôn cho mình, để hồ sơ ly hôn được đầy đủ nhất.

Trình tự, thủ tục ly hôn khi ở nước ngoài

Ly hôn khi ở nước ngoài ,thông thường cần  tiến hành thủ tục trong trường hợp thuận tình như sau;

Bước 1:

Nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết ly hôn:

Anh Q phải nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình.

Bước 2:

Nộp lệ phí và thụ lý vụ án:

Trong thời hạn 08 ngày làm việc, Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết và xem xét đơn khởi kiện nếu có thiếu xót , thẩm phán sẽ có quyết định yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

Nếu đầy đủ điều kiện, Tòa án tiến hành thủ tục thụ lý vụ án của anh.

Bước 3:

Sau khi đơn của anh Q được thụ lý;  nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo; nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; thì Thẩm phán sẽ thông báo cho anh biết để làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp anh phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 07 ngày; kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí; anh phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Anh sẽ nộp án phí ly hôn khi có yếu theo quy định pháp luật là 300.000 đồng. Nếu liên quan đến phân chia tài sản thì anh  phải chịu thêm án phí tương ứng với tỉ lệ tài sản

Căn cứ thông báo của Toà án; Anh Q nộp tiền tạm ứng lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện; và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án.

Bước 4:

 Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán  thông báo bằng văn bản cho vợ chồng anh đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

Bước 5:

Tòa án mời vợ, chồng anh  lên để tiến hành hòa giải.

Bước 6:

Hết thời hạn 07 ngày; kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà anh không thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó ; thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của vợ chồng anh.

Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của vợ chồng anh  theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015  này khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Anh chị  thực sự tự nguyện ly hôn;

b) Anh chị  đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

c) Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của anh chị, Tòa án gửi quyết định đó cho anh chị và Viện kiểm sát cùng cấp.

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hôn nhân của luật sư X:  0833 102 102

Câu hỏi thường gặp 

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Ly hôn của chúng tôi có thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân Việt Nam” answer-0=”trường hợp của anh chị thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân Việt Nam” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Tôi có thể tiến hành ly hôn khi không có mặt ở Việt Nam” answer-1=”Anh chị có thể ly hôn khi không có mặt ở Việt Nam” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Thời gian ly hôn có lâu không?” answer-2=”Thời gian ly hôn sẽ khoảng 2-3 tháng.” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm