Khi vợ chồng không còn tìm được tiếng nói chung trong gia đình thì đó là lúc 2 người lựa chọn ly hôn. Vậy khi lựa chọn ly hôn ở Quận Hà Đông bạn muốn biết thủ tục ly hôn? Các loại giấy tờ, hồ sơ ly hôn? Bạn muốn biết cách ly hôn nhanh chóng, không mất thời gian? Hãy cùng Bộ phận Tư vấn Luật hôn nhân của Luật Sư X tìm hiểu về thủ tục ly hôn tại quận Hà Đông nhé!
Tòa án Quận Hà Đông ở đâu?
Tòa án Quận Hà Đông tọa lạc tại: Số 2 Đường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Tp. Hà Nội.
Cụ thể đường Nguyễn Trãi là một đường nhỏ rẽ từ đường Quang Trung (Cạnh vườn Hoa Hà Đông). Số 2 Nguyễn Trãi nằm đối diện Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội
Khi nào thì tiến hành thủ tục ly hôn tại quận Hà Đông?
Căn cứ vào các điều kiện liệt kê dưới đây để bạn nhận biết mình muốn ly hôn nộp đơn ở Tòa án Quận Hà Đông là đã chuẩn về thẩm quyền hay chưa.
- Căn cứ vào hộ khẩu: Vợ hoặc chồng hoặc cả hai sinh sống và có hộ khẩu (thường trú) tại Quận Hà Đông muốn ly hôn thuận tình tại Quận Hà Đông.
- Căn cứ vào hộ khẩu nơi bị đơn cư trú: Vợ (chồng) muốn ly hôn đơn phương chồng (vợ) có hộ khẩu (thường trú) tại Quận Hà Đông. Về nguyên tắc phải nộp đơn ly hôn tại nơi bị đơn cư trú (Quận Hà Đông).
Thủ tục ly hôn tại Quận Hà Đông như thế nào?
Bước 1: Hoàn thiện đơn ly hôn
Để đơn ly hôn của bạn được chấp nhận ngay lần nộp đầu tiên, bạn cần phải đến Tòa án Quận Hà Đông để mua mẫu đơn xin ly hôn tại Tòa.
Tòa án nhân dân Quận Hà Đông sẽ cung cấp 1 mẫu đơn xin ly hôn duy nhất (áp dụng với cả thuận tình và đơn phương). Mẫu đơn này có thể viết tay hoặc đánh máy.
- Mua đơn tại: Phòng 102 – Tầng 1 (ngay sảnh Tòa)
- Giá mua đơn: 10.000đ/đơn
- Mẫu “Đơn xin ly hôn” được áp dụng chung
Bước 2: Sau khi hoàn thiện được mẫu đơn ly hôn, cần hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn của Tòa (được đính kèm khi mua đơn)
Trường hợp thông thường: hồ sơ ly hôn thuận tình tại quận Hà Đông
Hồ sơ ly hôn của bạn cần có những loại giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu ly hôn (theo mẫu)
- Giấy chứng nhận kết hôn: Bản chính hoặc bản sao (có công chứng nếu không có chứng nhận kết hôn bản chính)
- Bản sao (có công chứng) giấy khai sinh của các con chung
- Hộ khẩu (Bản sao công chứng). Nếu tạm trú phải có giấy khai báo tạm trú, hoặc xác nhận của Công an
- Chứng minh thư nhân dân (kèm theo bản sao công chứng)
- Các tài liệu khác có liên quan như: Giấy tờ về nhà đất, biên bản giải quyết của địa phương hoặc cơ quan (nếu có)…
Trường hợp yêu cầu ly hôn với người mất tích: hồ sơ ly hôn đơn phương tại quận Hà Đông
Trong trường hợp này, hồ sơ ly hôn sẽ có đầy đủ giấy tờ như đơn thông thường đã nêu ở trên và cần có thêm:
- Đơn yêu cầu tuyên bố mất tích và yêu cầu ly hôn với người mất tích
- Xác nhận của Công an khu vực nơi người mất tích dời chỗ ở cuối cùng, kèm theo tài liệu đã thông báo tìm người mất tích trên phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương (Đài phát thanh – Truyền hình Việt Nam và Đài phát thanh – Truyền hình thành phố Hà Nội)
Thời gian làm việc của Tòa án Quận Hà Đông: Tòa Hà Đông nhận hồ sơ ly hôn trong ngày làm việc hành chính. Khác với một số tòa án, Tòa Quận Hà Đông nhận đơn các ngày hành chính trong tuần trong khi nhiều tòa chỉ nhận trong ngày nhất định.
Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng sắp xếp thời gian để đến nộp hồ sơ ly hôn.
Bước 3: Nộp hồ sơ ly hôn tại quận Hà Đông
Sau khi hoàn thiện hồ sơ ly hôn bạn sẽ tiến hành nộp hồ sơ này tại Tòa. Nơi nộp sẽ được nhân viên trong Tòa hướng dẫn cụ thể. Bạn sẽ chờ để tòa án xem xét hồ sơ, kiểm tra hồ sơ.
Khi nhận được thông báo hồ sơ hợp lệ, bạn phải tiến hành nộp tạm ứng án phí, lệ phí, nguyên tắc án phí:
- Án phí ly hôn mặc định là 300.000đ
- Trong trường hợp các bạn có tranh chấp tài sản càng nhiều, án phí sẽ càng lớn
Trường hợp khởi kiện ly hôn cần những giấy tờ gì?
Trong trường hợp vợ chồng mâu thuẫn không thể tự thỏa thuận ly hôn. Việc chia tài sản hay phân chia quyền nuôi con không đạt được kết quả chung. Thì trong trường hợp này bạn sẽ tiến hành nộp đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn. Trong đơn nêu rõ những yêu cầu của vợ chồng:
- Yêu cầu ly hôn
- Yêu cầu chia tài sản chung
- Yêu cầu quyền nuôi con
Như vậy, so với trường hợp thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn khi vợ/chồng mất tích thì khởi kiện ly hôn cần có:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu);
- Giấy đăng ký kết hôn (bản chính);
- Sổ hộ khẩu (bản sao có công chứng hoặc chứng thực) của hai người;
- CMND/ Căn cước công dân của hai người (bản sao có công chứng hoặc chứng thực);
- Giấy khai sinh của các con (bản sao có công chứng hoặc chứng thực);
- Nếu có tài sản thì nộp kèm theo các giấy tờ chứng minh tài sản đó (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở,…)
Hy vọng bài viết “Thủ tục ly hôn tại quận Hà Đông” sẽ có ích cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hôn nhân của Luật sư X: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Không có CCCD/CMND có đơn phương ly hôn được không?” answer-0=”Nếu bạn bị mất, không có CCCD/CMND vì một lý do nào đó thì bạn vẫn có thể tiến hành đơn phương ly hôn được. Không cần bản chính của chứng minh nhân dân để đơn phương ly hôn mà chỉ cần bản sao công chứng, chứng thực. Trong trường hợp bạn không có bản sao CMND/CCCD, bạn có thể sử dụng bản sao công chứng, chứng thực của sổ hộ chiếu để hoàn thiện hồ sơ. Sau đó nếu bạn có nhu cầu làm lại CMND/CCCD, bạn có thể liên hệ với công an phường, xã, thị trấn để được cấp lại CMND/CCCD. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Người thân xin ly hôn hộ có được không?” answer-0=”“Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện” Như vậy theo quy định của pháp luật, việc ly hôn là không thể thực hiện hộ người khác. Tuy nhiên trong trường hợp nếu vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác và là nạn nhân bạo lực gia đình, bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần. Thì người thân có thể yêu cầu ly hôn với vai trò là người đại diện. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Ly hôn ở nơi khác nơi đăng ký kết hôn có được không?” answer-0=”Nếu bạn đăng ký kết hôn ở tỉnh A nhưng sau đó lại sinh sống tại tỉnh B. Thì bạn hoàn toàn có thể ly hôn tại nơi bạn đang sống, nếu bạn có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú tại tỉnh B. Như vậy thì bạn đã có thể làm hồ sơ ly hôn ở nơi khác nơi đăng ký kết hôn. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]