Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai

bởi Luật Sư X

Trong bài viết này,Luật sư X sẽ cùng các bạn tìm hiểu về tài sản hiện có và tài sản trong tương lai

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015

  • Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/ 2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm

Nội dung tư vấn

Theo điều 108 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai như sau:

“1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.

2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

a) Tài sản chưa hình thành;

b) Tài sản đã hình thành những chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.”

Theo đó, tài sản hiện có là tài sản đã tồn tại vào thời điểm hiện tại và đã được xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu của tài sản đó (nhà đã được xây dựng).

Ví dụ: Ông A có cửa hàng máy tính và bán máy tính cho ông B, thì máy tính được gọi là tài sản hiện có, được tồn tại trước thời điểm xác lập giao dịch.

Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/ 2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm quy định như sau:

“1. Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch.”

“2. Tài sản hình thành trong tương lai gồm:

a) Tài sản được hình thành từ vốn vay;

b) Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;

c) Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.”

Tài sản hình thành trong tương lai được hiểu là tài sản chưa tồn tại hoặc chưa hình thành đồng bộ vào thời điểm xem xét nhưng chắc chắn sẽ có hoặc được hình thành trong tương lai ( nhà đang được xây dựng theo dự án, tiền lương sẽ được hưởng,…). Ngoài ra, tài sản hình thành trong tương lai có thể bao gồm tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch tài sản đó mới thuộc sở hữu của các bên (tài sản mua bán, thừa kế nhưng chưa hoàn thành thủ tục chuyển giao cho chủ sở hữu)

Ví dụ: Anh A ký hợp đồng mua bán nhà ở chung cư với anh B trong khi đó, căn hộ đó chưa được hoàn thiện thì căn hộ chung cư này được gọi là tài sản hình thành trong tương lai.

Có thể thấy , căn cứ vào thời điểm hình thành tài sản và thời điểm xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu, bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Đồng thời, việc phân loại tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai giúp cho người thực hiện các giao dịch đúng theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan. So với tài sản hiện có khi sử dụng tài sản hình thành trong tương lai cho các giao dịch còn gặp phải những rủi ro nhất định như những vấn đề phát sinh trong giao dịch bảo đảm…

Hy vọng bài viết hữu ích cho ban!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sự dân sư tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

 

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm